Làm việc với nhà trị liệu tâm lý hoặc đặt ra những câu hỏi để suy ngẫm có thể giúp người ta hiểu được nguyên do tại sao họ trì hoãn và vượt qua thói quen trì hoãn này.
Nghiên cứu làm sáng tỏ nhiều điều về lý do trì hoãn của con người—và hầu như ai cũng trì hoãn vào lúc này hay lúc khác. Ví dụ, người ta ước tính rằng sinh viên đại học, khoảng 80 đến 95 phần trăm hay lần lữa, với khoảng 50 phần trăm có tính lần lữa “thường xuyên và có vấn đề,” theo một đánh giá phân tích tổng hợp do Piers Steel thực hiện.
Có ý kiến cho rằng khuynh hướng trì hoãn đủ ổn định để được xem là một nét tính cách ở một số người. Bạn có biết một người nào đó—thậm chí có thể là chính bạn—luôn gặp khó khăn để hoàn thành công việc, ít việc nào hoàn thành đúng giờ hay không?
Nhưng trì hoãn một công việc đáng ghét—sắp xếp mã số thuế của bạn, trả lời email lấp lửng từ một đồng nghiệp, hay dọn dẹp gác xép—là một chuyện, còn liên tục trì hoãn đến nỗi gây hại cho bản thân lại là chuyện khác.
Tất cả chúng ta đều miễn cưỡng không muốn làm khi gặp phải một tình huống khó chịu hoặc nguy hiểm, một nhiệm vụ tẻ nhạt, hoặc có một nghĩa vụ mà chúng ta thực lòng không muốn hoàn thành, nhưng có những người thường xuyên đình trệ. Một số có liên quan đến nỗi sợ thất bại, dù chả ai thích thất bại, nhưng không phải ai cũng sợ nó.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình được đáp ứng nhu cầu tình cảm và được yêu thương, hỗ trợ và khích lệ đón nhận mạo hiểm thì không sợ thất bại. Những người gắn bó-an toàn này nhìn cuộc đời được tô điểm bởi những chướng ngại và nguy cơ thất bại; vì thật thiếu thực tế khi tin rằng ai cũng đạt được thành công trong tất cả mọi thứ. Điều này không có nghĩa là họ không cảm thấy tổn thương khi sẩy chân lầm bước, vì quả thực thất bại gây tổn thương, nhưng người thuộc kiểu gắn bó an toàn có khả năng phục hồi. Và bởi vì họ luôn coi thất bại là một khả năng, nên họ không bị hạ gục. Một số nhà tâm lý học gọi những người đó là “khuynh hướng-tiếp cận.”
Trái lại, nếu bạn lớn lên trong một gia đình nơi mà bạn phải cố gắng để giành được tình yêu, còn sự hỗ trợ thì rất ít, thì bạn có nhiều khả năng tin rằng bất kỳ thất bại nào cũng đều phản ánh con người kém cỏi của bạn, thay vì là một lỗi lầm hay tính sai (nước cờ). Phản ứng của bạn trước một thất bại có thể lặp lại những điều bạn từng được dạy dỗ hồi còn bé, bao gồm cả tư tưởng cho rằng thế giới này được chia thành những người chiến thắng và kẻ thất bại, và bạn không đời nào muốn mình bị coi là kẻ thất bại.
Các nghiên cứu cho thấy nỗi sợ thất bại được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người này được gọi bằng thuật ngữ “khuynh hướng-né tránh” vì không ‘trèo cao’ dường như an toàn hơn là bẽ mặt vì ‘té đau’; kết quả là họ giữ chặt hàng rào bảo vệ và né tránh thử thách, để lại những hậu quả trong đời thực.
Không khó nhận ra tính trì hoãn được nuôi dưỡng bởi nỗi sợ thất bại như thế nào; suy cho cùng, bạn không thể thất bại với việc gì đó mà bạn chưa làm. Điều này có vẻ trái lẽ thường, vì bạn chỉ hoán đổi thất bại này thành thất bại khác, nhưng đối với những đứa con trai và con gái lớn lên trong một gia đình với những tiêu chuẩn—không thể—đáp ứng được và bố mẹ rất khắt khe, hay bắt bẻ lỗi vụn vặt thì việc né tránh vấn đề có thể dễ dàng hơn là mạo hiểm làm rồi bị sỉ nhục.
Tương tự thế, có giả thuyết cho rằng tính trì hoãn có thể là một dạng “tự chấp (self-handicapping)”—một cách để bảo vệ tự tôn bằng cách tạo ra những trở ngại trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ, do đó tạo cho mình một lời bào chữa khi gặp thất bại, thay vì phải đối mặt với thất bại như sự phản ánh con người bạn hoặc năng lực của bạn.
Một nghiên cứu thú vị năm 2018 được thực hiện ở Thụy Điển đã xem xét liệu những hành vi trong đời sống hàng ngày có thể tiết lộ một người nào đó có phải là kẻ thường xuyên trì hoãn hay không. Họ quan sát mọi người trong nhiều bối cảnh khác nhau, rồi sau đó đưa ra một bảng hỏi được thiết kế để đo lường tính trì hoãn. Các bối cảnh bao gồm liệu một người nào đó đang đứng yên hay đi lên một thang cuốn tại một trung tâm thương mại, liệu một người nào đó chọn đăng ký một lớp tập thể dục sớm hay muộn, liệu các sinh viên chọn tham gia một buổi hội thảo sớm hay muộn, liệu một ai đó mang theo bữa trưa đã chuẩn bị ở nhà hay mua bữa ăn trưa vào phút cuối, và một bản tự báo cáo về việc mang theo đồ ăn trưa ở nhà và mua một suất ăn trưa đắt tiền.
Điều mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra là sự thiếu chuẩn bị và hành động—dấu hiệu của một người hay trì hoãn—đã tự bộc lộ trong cả hành vi và bảng hỏi. Đối với người hay trì hoãn thì từ “lát nữa/làm sau” luôn được ưa thích hơn là “làm sớm/làm trước” dù họ có thể nhận được nhiều lợi ích thiết thực nếu không trì hoãn. (Vâng, những người hay trì hoãn thì đứng trên thang cuốn.)
Nếu bạn liên tục trì hoãn hoặc tránh né thử thách bằng cách chờ đợi cho đến khi quá muộn để bắt tay vào làm thì việc tốt nhất mà bạn có thể làm là xem xét những lý do cá nhân khiến bạn trì hoãn. Khả năng cao là tính trì hoãn đang cản trở bạn có được cuộc sống tốt đẹp, giờ đã đến lúc xử lý. Làm việc với một nhà trị liệu giỏi là cách tốt nhất, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi bản thân những câu sau đây và trả lời thành thật nhất có thể:
Bạn có thể quên đi những gì đã được học.
Min Hy
Link nội dung: https://luxlifestyle.vn/bat-ngo-tinh-tri-hoan-chung-ta-dang-mac-phai-phan-anh-dieu-gi-ve-thoi-tho-au-a23942.html