Sự thật bất ngờ về Rolls-Royce: không chỉ có xe sang, còn phục vụ ngành hàng không và từng sở hữu Bentley?

Gần 70 năm sau ngày thành lập, Rolls-Royce được tách ra làm hai công ty, thế nhưng nhắc đến thương hiệu này nhiều người chỉ biết đến thương hiệu xe sang triệu đô của giới thượng lưu.

su-that-bat-ngo-ve-rolls-royce-khong-chi-co-xe-sang-con-phuc-vu-nganh-hang-khong-va-tung-so-huu-bentley-1649850992.jpeg
Hai nhà sáng lập Rolls-Royce là Charles Stewart Rolls (trái) Henry Royce (phải). và Ảnh: Dazeinfo

Nói về Rolls-Royce, gần như mọi người chỉ biết đến với hình ảnh xe sang dành cho giới thượng lưu, những người giàu có. Thế nhưng, đang tồn tại song song hai lĩnh vực hoạt động khác nhau dưới cái tên Rolls-Royce.

Năm 1906, Henry Royce – kỹ sư tài giỏi và Charles Steward Rolls – một thương nhân trong giới quý tộc cùng nhau thành lập nên hãng Rolls-Royce Limited – Thương hiệu xe hơi siêu sang của Anh Quốc.

Sự kết hợp của hai con người tài hoa đã từng bước đưa Rolls-Royce vang danh toàn cầu. Có thể kể đến cột mốc năm 1907 với chiếc xe Silver Ghost – Biểu tượng huyền thoại mà sau đó đã được công nhận là “chiếc xe tốt nhất thế giới”, năm 1925 với chiếc ô tô bí ẩn nhất thế giới mang tên Rolls-Royce Phantom.

1912-rolls-royce-silver-ghost-phaeton-tourer-1649851140.jpeg
Rolls-Royce Silver Ghót Phaeton Tour, 1912.  Ảnh: 20-ghost

Khi Thế Chiến I nổ ra, dưới sự kêu gọi của đất nước, ngài Henry Royce đã thiết kế động cơ máy bay đầu tiên – The Eagle, cung cấp mã lực cho một nửa số động cơ máy bay của không lực đồng minh, và động cơ Merlin đã góp mặt trong trận không chiến nổi tiếng “Battle Of Britain” năm 1940.

Những đóng góp của Rolls-Royce trong hai cuộc Thế Chiến đã giúp công ty phát triển hàng đầu trong ngành chế tạo động cơ máy bay quân sự và hàng không dân dụng. Rolls-Royce sản xuất động cơ diesel và động cơ máy bay dân dụng cho Airbus A330, A340, A350, and A380, Boeing 777 và 787 Dreamliner.

Vì các rắc rối liên quan đến tài chính, hoạt động kinh doanh và tài sản của Rolls-Royce Limited đã được chính phủ mua lại bằng cách sử dụng một công ty được thành lập với mục đích có tên là Rolls-Royce Limited (1971).

Năm 1973, sau chiến tranh, kinh tế phục hồi và tăng trưởng cao khiến Rolls-Royce chia thành hai nhánh hàng không là Rolls-Royce plc và xe hơi Rolls-Royce Motors. Kể từ đó, lịch sử của hãng xe Rolls-Royce có nhiều thay đổi. 

Dưới đây là các cột mốc đáng nhớ liên quan đến việc thâu tóm và phân chia cắt thương hiệu của Rolls-Royce:

 

Rolls-Royce thâu tóm Bentley trong Đại suy thoái

Vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20, Bentley là một thương hiệu xe sang danh tiếng, đặc biệt về tốc độ.

Tuy nhiên, sau ngày 24/10/1929, Phố Wall sụp đổ, sản xuất công nghiệp ở Mỹ bốc hơi 46%, tại Anh 23% và sản lượng ôtô xuống dưới mức của năm 1928. Khủng hoảng việc làm diễn ra, Nước Anh chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp tăng 129% còn con số ở nước Mỹ gấp 5 lần, 607%.

Nhu cầu cho những chiếc xe đua động cơ đắt tiền của Bentley lao dốc. Tháng 7/1931, hai khoản thanh toán thế chấp tới hạn mà cả công ty và người bảo lãnh của nó là ông Woolf Barnato giàu có cũng chẳng thể đáp ứng nổi.

Tòa án chỉ định Bentley phải được rao bán để tái cấu trúc. Hãng Napier đề nghị mua lại Bentley và thương vụ sẽ được thực hiện vào tháng 11 cùng năm. Bất ngờ đã xảy ra sau đó khi Quỹ tín thác công bằng Trung ương Anh mới là người chiến thắng trong cuộc mua bán với gói thầu trị giá 125.000 bảng Anh (hơn 8 triệu bảng theo tỷ giá hiện tại), chống lưng đằng sau cơ quan này chẳng phải ai xa lạ, chính là Rolls-Royce.

Rolls-Royce plc và Rolls-Royce Motors có cùng thuộc công ty mẹ là Rolls-Royce?

su-that-bat-ngo-ve-rolls-royce-khong-chi-co-xe-sang-con-phuc-vu-nganh-hang-khong-va-tung-so-huu-bentley-1649851496.png
Nhân viên Rolls-Royce plc. Ảnh: Rolls-Royce plc

Sau thời điểm tách thành hai công ty Rolls-Royce plc và Rolls-Royce Motors, hai doanh nghiệp này có nhiều thay đổi về người sở hữu.

Sau khi được tách ra, Rolls-Royce plc trở thành công ty chuyên cung cấp, sản xuất hệ thống năng lượng, hàng không – không gian và vũ khí. Công ty này nhanh chóng phát triển và được phân thành nhiều công ty con.

Rolls-Royce Limited (1971) hiện đang kinh doanh dưới tên Rolls-Royce plc. Rolls-Royce plc trở lại thị trường chứng khoán vào năm 1987 dưới thời chính phủ của Margaret Thatcher. Năm 2003, quyền sở hữu Rolls-Royce plc đã được chuyển cho Rolls-Royce Group plc. Theo cách tương tự, Rolls-Royce Group plc đã chuyển quyền sở hữu vào ngày 23 tháng 5 năm 2011 cho Rolls-Royce Holdings plc. Trong suốt những thay đổi này, Rolls-Royce plc vẫn là công ty kinh doanh chính.

Rolls-Royce plc có khách hàng tại hơn 150 quốc gia, bao gồm hơn 400 hãng hàng không và khách hàng cho thuê, 160 lực lượng vũ trang và hải quân, cùng hơn 5.000 khách hàng điện và hạt nhân.

Doanh thu cơ bản hàng năm là 10,95 tỷ bảng Anh vào năm 2021, lợi nhuận hoạt động cơ bản là 414 triệu bảng Anh, đầu tư 1,18 tỷ bảng Anh vào nghiên cứu và phát triển. Chúng tôi cũng hỗ trợ mạng lưới toàn cầu gồm 28 Trung tâm Công nghệ Đại học, nơi đặt các kỹ sư Rolls-Royce đi đầu trong nghiên cứu khoa học.

Mới đây, Rolls-Royce plc và Sea Machines Robotics - nhà phát triển hàng đầu của hệ thống điều khiển tự động và chỉ huy tàu từ xa đã ký kết hợp tác mới. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp lực để phát triển và bán các hệ thống điều khiển tàu hoàn toàn và bán tự động cũng như phát triển tự động hóa hàng hải mtu NautIQ của Rolls-Royce.

Thương hiệu xe siêu sang Rolls-Royce ngày nay thuộc công ty BMW

su-that-bat-ngo-ve-rolls-royce-khong-chi-co-xe-sang-con-phuc-vu-nganh-hang-khong-va-tung-so-huu-bentley-1649851673.png
Chiếc xe Rolls-Rpyce tại sự kiện "The Next 100 Years". Ảnh: BMW Group

Rolls-Royce Motors, sở hữu hai thương hiệu gồm Bentley và Rolls-Royce. Đây đều là những thương hiệu xe siêu sang, được giới chuyên môn và người yêu thích xe trên thế giới đánh giá cao.

Năm 1980, Cuộc khủng hoảng của ngành ô tô thế giới thập niên 80, hãng xe hơi Rolls-Royce phải bán mình cho Vickers, một hãng quân đội để vực dậy hoạt động kinh doanh. Nhưng Vickers rồi cũng không làm được gì, chấp nhận rao bán năm 1998. Cuộc tranh chấp giữa BMW và Volkswagen bắt đầu nổ ra để giành lấy Rolls-Royce.

Vào năm 1988, Rolls-Royce Motors được Volkswagen (hãng sản xuất xe hơi Đức) mua lại và đổi tên thành Bentley Motors Limited.

Mặc dù vậy thương hiệu Rolls-Royce được Rolls-Royce plc đăng ký riêng, do BMW sở hữu với tên Rolls-Royce Motor Cars.

Tuy mua được năm 1998, nhưng khi ấy BMW còn tranh chấp lớn với Volkswagen bởi nhiều vướng mắc. Ví như BMW mua được bản quyền logo, tên nhưng Volkswagen lại mua được thiết kế, quyền điều hành, biểu tượng Spirit of Ecstasy. Nhưng BMW có lợi thế là hãng cung cấp động cơ và linh kiện để sản xuất xe Rolls-Royce, nên Volkswagen không thể sản xuất xe.

Cuối cùng, tới 2003, Volkswagen sở hữu Bentley, còn hãng xe xứ Bavaria, Đức trở thành công ty mẹ danh chính ngôn thuận của thương hiệu xe sang Rolls-Royce cho đến ngày nay.

Tuy sau ngày chia tách, mỗi công ty mang tên Rolls-Royce đều có hướng đi riêng, nhưng ở lĩnh vực nào, cái tên Rolls-Royce cũng tạo được chỗ đứng và gặt hái nhiều thành công.

Link nội dung: https://luxlifestyle.vn/su-that-bat-ngo-ve-rolls-royce-khong-chi-co-xe-sang-con-phuc-vu-nganh-hang-khong-va-tung-so-huu-bentley-a24096.html