Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ

Để có thể giữ được quyền thế, ngôi vương cho các thành viên trong gia đình, nhiều gia tộc đã phải trả giá bằng việc chịu đựng những căn bệnh quái ác truyền từ đời này sang đời khác.

1. Hoàng tộc Ai Cập 

Ở Ai Cập cổ đại những vị Vua - Pharaoh - tự coi mình là con của thần mặt trời cũng đã giao phối cận huyết. Người ta đã tin rằng, các á thần không thể giao phối với người bình thường. Kết quả là, các vị vua đã sinh ra những đứa trẻ yếu đuối với những bệnh lý rõ ràng. Ví dụ, năm 2014, các nhà khảo cổ học đã tái tạo được khuôn mặt của vị vua Tutankhamun, và khuôn mặt này hoàn toàn không giống với mặt nạ xác ướp của ông.

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 1.

Đầu xác ướp của Pharaoh Ai Cập Ahmose I, vị vua có thể được sinh ra bởi cặp cha mẹ là anh chị em.

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 2.

Các di truyền bất thường mà Tutankhamun phải chịu do sự giao phối cận huyết trong gia đình.

Theo chụp cắt lớp điện toán, vị vua bị hoại tử xương bàn chân, và chân trái của ông ta ở mắt cá chân và bàn chân bị uốn cong đến mức ông ta chỉ có thể bước đi với gậy. Ngoài ra, pharaoh còn bị chứng hở hàm ếch, hông nữ tính và vẩu nặng. Đây chính là hệ quả của hôn nhân cận huyết. Theo các nhà khoa học, vua Tutankhamun được sinh ra từ mối quan hệ cận huyết giữa vua cha và chị em ruột mắc một dạng động kinh hiếm gặp, trong đó các cơn động kinh bắt đầu ở thùy thái dương của não. Bộ phận này chịu trách nhiệm sản xuất hormone. Điều này có thể giải thích diện mạo nữ tính của pharaoh.

Hôn nhân trong nội bộ gia đình mang tính phổ biến ở xã hội Ai Cập cổ đại và đã được thực hiện trong xã hội hoàng gia nhằm duy trì nòi giống cao quý. Nhưng chính mong muốn này đã khiến các hậu duệ của các "vị thần" đều mắc nhiều bệnh bẩm sinh, là những đứa trẻ yếu đuối với những bệnh lý rõ ràng.

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 3.
 

Chính Tutankhamun cũng kết hôn với người chị cùng cha khác mẹ Ankhesenamun. Xác ướp của hai bào thai được cho là các con của Tutankhamun và Ankhesenamun được phát hiện trong lăng mộ cũng được cho là kết quả của những khiếm khuyết di truyền tương tự.

2. Gia tộc Habsburg

Hoàng tộc Habsburg là gia đình có thế lực trong lịch sử châu Âu thời kỳ cận đại, kéo dài 2 thế kỷ và "diệt vong" khi vị vua Charles II gặp nhiều bệnh quái ác kỳ lạ và qua đời vào năm 1700. Nhà vua khó khăn khi nhai thức ăn. Lưỡi của Charles II to đến nỗi ông ta không thể nói được. Từ nhỏ, Charles II bị cấm đi bộ cho đến tuổi trưởng thành. Ngoại hình xấu xí khiến ông không được dạy dỗ, giáo dục đầy đủ. Hậu quả là nhà vua mù chữ và hoàn toàn phụ thuộc vào những người xung quanh.

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 4.

Hệ quả từ hàng trăm năm loạn luân của gia tộc.

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 5.
 

Các nhà khoa học từ Đại học Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) đã phân tích các bức chân dung của 15 thành viên trong triều đại Habsburg thì đều phát hiện thấy họ mang ngoại hình kỳ lạ với chiếc cằm nhọn, bạnh hai bên kèm theo chiếc mũi dài. 

Theo Smithsonian Magazine, nhóm lật lại cây gia phả nhà Habsburg, bao gồm hơn 6.000 thành viên, kéo dài hơn 20 thế hệ thì đều phát hiện những đặc điểm dị biệt. Hiện tượng này đặc biệt đến mức chúng được đặt tên là hàm Habsburg.

Có điều giả thuyết đã được đưa ra nhằm "giải mã" cho câu hỏi tại sao hội chứng này có thể bám theo họ tới cả trăm năm. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã được xác nhận. Chuyên gia di truyền học Roman Vilas từ ĐH Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) cho biết: "Triều đại của nhà Habsburg thực sự gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử châu Âu và Thánh chế La Mã nói riêng. Tuy nhiên hôn nhân cận huyết đã kéo theo sự sụp đổ của cả gia tộc".

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 6.

Hai chị em (từ trái sang) Anne Marie de Orléans, nữ hoàng của Sardinia và María Luisa de Orleans, nữ hoàng của Tây Ban Nha cũng có hàm Habsburg, mặc dù nó không hoàn toàn nổi bật như ở nam giới.

Sau khi phân tích, các tác giả nhận thấy tỷ lệ cận huyết trung bình của gia đình này là 0,93. Điều đó có nghĩa khoảng 9% gene của các thành viên trong nhà hoàn toàn giống nhau. Bởi, chúng đến từ một tổ tiên.

Không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình và khả năng ăn uống, các nhà di truyền học của Đại học Santiago de Compostela trước đó đã phát hiện tình trạng cận huyết của gia tộc Habsburg còn làm giảm khả năng sống sót của con cái tới 18%. 

3. Gia tộc Samsung

Khởi đầu chỉ bằng một cửa hàng nhỏ trị giá 25 USD (khoảng gần 600 nghìn đồng theo tỉ giá hiện tại) do ông Lee Byung Chul mở ra, cho đến nay, đế chế Samsung đã vươn lên thành tập đoàn điện tử hàng đầu Hàn Quốc, vươn tầm thế giới.

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 7.

Gia tộc họ Lee có độ phủ sóng và quyền lực rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực tại Hàn Quốc.

Nhưng sự thành công ấy không hề toàn vẹn khi lần lượt các thành viên trong đế chế này đối mặt với căn bệnh di truyền mang tên Charcot-Marie-Tooth (bệnh teo cơ Mác). Teo cơ Mác là một rối loạn di truyền, ảnh hưởng đến các dây thần kinh của cánh tay và chân. Theo thời gian, bệnh này sẽ khiến tứ chi bị giảm cảm giác và teo cơ.

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 8.
 

Người bị mắc nặng nhất phải kể đến Lee Jay Hyun, cháu nội của Lee Byung Chul đồng thời cũng là chủ tịch của CJ Group. Trong khoảng thời gian đang tiếp nhận điều tra tội trốn thuế, tham ô, ông bị truyền thông đưa tin phải chống chọi cùng lúc hai bệnh là bệnh suy thận và teo cơ Mác.

Xấu số không kém Samsung, 2 gia tộc giàu có bậc nhất này canh cánh nỗi lo sợ không có người kế vị do bệnh tật quái ác di truyền hàng chục thế hệ - Ảnh 9.

Bởi biến chứng của bệnh mà tay chân ông bị co quắp, phải đi loại giày đặc biệt và luôn xuất hiện trong tình trạng tiều tụy. Bản thân ông cũng phải ngồi xe lăn chứ không thể đi lại.

Mặc dù gia tộc này đã chi số tiền khủng cho việc nghiên cứu, tìm ra cách chỉnh sửa gen bằng cách công nghệ hiện đại, tuy nhiên, đến tận nay, nhiều thành viên họ Lee vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự đeo bám của căn bệnh đáng sợ này. Ngay cả chính cô Lee Bo Jin (con gái thứ 2 của ông Lee Kun Hee) cũng phải chấp nhận "sống chung với bệnh" từ những ngày còn trẻ.

Nguồn: Tổng hợp

Thu Ngân

Link nội dung: https://luxlifestyle.vn/xau-so-khong-kem-samsung-2-gia-toc-giau-co-bac-nhat-nay-canh-canh-noi-lo-so-khong-co-nguoi-ke-vi-do-benh-tat-quai-ac-di-truyen-hang-chuc-the-he-a24154.html