Bài học làm giàu từ tỷ phú Phillip J. Muller: “Khi nợ nần, hãy chủ động liên hệ với chủ nợ và giành lòng tin từ họ!”

Theo tỷ phú Phillip J. Muller, ai cũng có thể trở thành triệu phú nếu họ nằm lòng được tư duy quản lý tài chính của một người giàu. Dưới đây là 6 nguyên tắc ông kiên trì theo đuổi nhiều năm qua.

Theo tác giả của cuốn sách best seller Geldrichtig và đồng thời là tỷ phú Phillip J. Müller mới đây đã chia sẻ những nguyên tắc tài chính cá nhân của ông để trở nên giàu có như ngày hôm nay.

Bài học làm giàu từ tỷ phú Phillip J. Muller: “Khi nợ nần, hãy chủ động liên hệ với chủ nợ và dành lòng tin từ họ!” - Ảnh 1.

Nguồn: Ciudadano news

Trong cuốn sách Geldrichtig của mình, Muller giải thích rằng bất kỳ ai cũng có thể trở thành triệu phú nếu bạn học cách suy nghĩ như một người giàu. Trở thành một triệu phú thực sự có nghĩa là áp dụng tâm lý tiêu dùng có ý thức: suy nghĩ về việc bạn có thực sự muốn và cần, liệu có giải pháp thay thế rẻ hơn, kiểm soát thói quen mua sắm vô độ,…

Dưới đây là 6 nguyên tắc mà vị tỷ phú này đã áp dụng và trở nên giàu có

1. Tiết kiệm là điều tốt quan trọng để quản lý tài chính cá nhân

Muller khuyên bạn nên tập thói quen tiết kiệm càng sớm các tốt và nên áp dụng nó hàng ngày trong đời sống.

“Tiết kiệm chính là việc suy nghĩ xem bạn có muốn chi số tiền đó ngày hôm nay cho đôi giày thể thao thứ 5 hay không khi bạn đột nhiên cảm thấy mình thực sự cần chúng, trong khi thực tế bạn sẽ chỉ sử dụng chúng một lần", ông Muller chia sẻ.

Bài học làm giàu từ tỷ phú Phillip J. Muller: “Khi nợ nần, hãy chủ động liên hệ với chủ nợ và dành lòng tin từ họ!” - Ảnh 2.
 

Tiết kiếm về cơ bản là sự đan xen giữa sự hài lòng ngắn hạn và sự hài lòng trong dài hạn.

Lúc đầu, có thể bạn cảm thật khó chịu khi phải ép bản thân tiết kiệm mọi lúc, tuy nhiên, chỉ cần bạn đủ kiên trì theo đuổi thói này, bạn dần sẽ nhận ra được giá trị thực tế của nó. Ví dụ, Muller hoàn toàn chống lại việc ăn ngoài, ông tâm sự: “Nhiều người không nhận ra họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu họ chọn mang đồ ăn và thức uống từ nhà đến văn phòng.”

2. Nói không với việc mắc nợ

Nguyên tắc thứ hai mà Phillip J. Muller đề cập đến là về việc quản lý tài chính cá nhân và xem xét lại những gì bạn định mua. Đừng mua bất cứ thứ gì bạn không có khả năng chi trả. Đó là một quy tắc đơn giản cũng sẽ giúp bạn tránh những ý tưởng bất chợt. Muller giải thích: "Bạn muốn có một chiếc điện thoại thông minh, nhưng bạn không có tiền để mua nó? Vậy thì đừng mua nó".

Nhiều món nợ xảy ra khi mọi người "lên cơn" nghiện mua sắm và vung tiền cho những niềm vui thoáng qua từ việc mua hàng.

“Hãy để lại một tờ tiền trong ví của bạn có nội dung - tôi có thực sự cần nó không?” để tránh những pha “vung tiền quá trán, bạn nhé.

3. Nếu đang vướng vào nợ nần, đừng trốn tránh việc trả nợ

Trước khi tìm cách khắc phục nhanh chóng để trả nợ, điều quan trọng là bạn phải xem xét tình hình và lên một kế hoạch trả nợ rõ ràng.Nếu không, bạn có thể mắc sai lầm khi tạo ra các khoản nợ mới để trả nợ cũ.

Muller nhấn mạnh rằng bạn nên viết ra tất cả các khoản nợ mà bạn có. Sau đó, hãy nghĩ đến số tiền mà bạn có thể trả hàng tháng và tính toán dựa trên con số này, bạn sẽ mất bao lâu để trả hết nợ. Muller khuyên bạn nên dùng một nửa số tiền của mình để trả nợ và nửa còn lại để dành.

Nhiều người khuyên nên trả hết nợ trước khi bắt đầu tiết kiệm, nhưng Müller không đồng ý với quan điểm này. Ông nhận định: “Sự giàu có của bạn dù nhiều đến đâu cũng tăng lên nhờ tiết kiệm”, bởi vậy, lời khuyên ở đấy chính là bạn không nên dành tất cả tiền để trả nợ rồi mới nghĩ đến chuyện tiết kiệm.

4. Chủ động liên hệ với các chủ nợ

Muller khuyên bạn nên chủ động và liên hệ với các chủ nợ của bạn trước khi họ liên hệ với bạn.

Muller giải thích: “Điều này sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với hầu hết các con nợ và từ đó giành được lòng tin từ chủ nợ”.

Nếu bạn không thể thanh toán, tốt hơn nên trao đổi cởi mở điều này thay vì đợi họ gọi cho bạn để yêu cầu giải thích về việc không thanh toán.

Ông giải thích rằng sự trung thực của bạn có thể đổi lấy một số ưu tiên, chẳng hạn như kéo dài thời hạn thanh toán hoặc miễn giảm lãi suất. Không ảo tưởng về sự giàu có của bản thân:

5. Ngưng ảo tưởng về sự giàu có của bản thân

Một nguyên tắc tài chính tiếp theo mà Muller muốn nhắn nhủ chính là ngưng ảo tưởng về sự giàu có của bản thân. Bản thân bạn cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hình ảnh những chiếc xe hơi đắt tiền, những chiếc đồng hồ cả tỷ không hề liên quan đến tư duy và tâm lý triệu phú.

Bài học làm giàu từ tỷ phú Phillip J. Muller: “Khi nợ nần, hãy chủ động liên hệ với chủ nợ và dành lòng tin từ họ!” - Ảnh 3.
 

Con đường dẫn đến tự do tài chính không nằm ở độ lớn của khoản chi tiêu mà nằm ở việc tiêu dùng có ý thức.

"Bạn có thực sự cần phải dành hai hoặc ba tháng tiền lương để đi nghỉ ở một nơi xa, khi bạn có thể nghỉ ngơi ở một nơi gần nhà, chất lượng cũng tương đương mà giá cả lại phải chăng hơn?" Muller nói.

Rèn luyện sự tự chủ và nâng cao nhận thức về những cám dỗ

Mỗi người có một tính cách, sở thích và lối sống khác nhau nên cám dỗ của một cá nhân cũng sẽ có những khác biệt.

Nếu bạn không thể kiểm soát bản thân trong mua sắm, chỉ cần đừng đi dạo qua tất cả các cửa hàng, trung tâm thương mại,Nếu mua sắm trực tuyến là vấn đề của bạn, bạn có thể sử dụng các ứng dụng để tạm thời chặn quyền truy cập của bạn vào các cửa hàng trực tuyến.

Tìm kiếm các giải pháp thay thế cho các giải pháp hấp tấp mà sự cám dỗ mang lại đôi lúc sẽ khiến bạn gặp khó khăn, tuy nhiên nếu kiên trì theo đuổi, chắc chắn trái ngọt sẽ đến!

Yến Trang

Link nội dung: https://luxlifestyle.vn/bai-hoc-lam-giau-tu-ty-phu-phillip-j-muller-khi-no-nan-hay-chu-dong-lien-he-voi-chu-no-va-gianh-long-tin-tu-ho-a24298.html