Khối tài sản của dàn "cá mập" trong Shark Tank Mỹ

Kể từ khi phát sóng tập đầu tiên vào tháng 8/2009, chương trình truyền hình thực tế "Shark Tank" của Mỹ đã thu hút không ít quan tâm từ các doanh nhân đầy tham vọng. Các nhà đầu tư là những người đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực chuyên môn, và tích luỹ được khối tài sản không nhỏ.

shark-tank-my-1670467189.jpg
Dàn "cá mập" trong Shark Tank Mỹ. Ảnh: Handout

Tại chương trình truyền hình thực tế "Shark Tank", các doanh nhân có cơ hội trình bày những ý tưởng kinh doanh, thuyết phục nhóm các nhà đầu tư rót vốn vào ý tưởng đó.

Các nhà đầu tư là những người sành sỏi và biết cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan. Họ là những người đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực chuyên môn, và tích luỹ được khối tài sản không nhỏ.

Tỷ phú duy nhất trong dàn Sharn Tank, Mark Cuban với khối tài sản 4,6 tỷ USD

ty-phu-mark-cuban-1670467189.jpg
Tỷ phú Mark Cuban. Ảnh: Inc. Magazine

Mark Cuban là một trong những người giàu nhất nước Mỹ với tài sản ròng trị giá 4,6 tỷ USD (109 nghìn tỷ đồng). Theo SCMP, ông phát tài từ việc đầu tư vào "Shark Tank" sau khi tham gia với tư cách khách mời trong mùa thứ hai và trở thành thành viên cố định ở mùa 3.

Mark Cuban trở nên nổi bật sau khi bán công ty internet Broadcast.com cho Yahoo! với giá 5,7 tỷ USD (hơn 136 nghìn tỷ đồng), và ông kiếm được 2,7 tỷ USD (64,4 nghìn tỷ đồng) bằng cách bán cổ phiếu của mình để lấy tiền mặt.

Dưới sự quản lý của Quỹ Mark Cuban, thành viên tham gia chương trình "Shark Tank" cũng nổi tiếng với hoạt động từ thiện, giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh, thanh niên từ các cộng đồng kém may mắn và những người ở vùng thiên tai.

Dự án đáng chú ý của tỷ phú Cuban là Nhà thuốc Cost Plus, với mục đích làm cho việc chăm sóc sức khỏe theo toa. Cuban là ông chủ của đội bóng rổ NBA Dallas Mavericks và sở hữu nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ và kênh truyền hình.

Tài sản ròng trị giá 400 triệu USD của Kevin Harrington

kevin-harrington-1670467189.jpg
Nhà đầu tư Kevin Harrington. Ảnh: Handout

Kevin Harrington đã xuất hiện trong hai mùa đầu tiên của "Shark Tank" cùng với các thành viên ban đầu là Corcoran, John, O'Leary và Herjavec.

Ông bắt đầu gây dựng được tài sản vào năm 1985 khi thành lập Quantum International và tạo ra quảng cáo thương mại đầu tiên. Dưới sự bảo trợ của Quantum International, hơn 500 sản phẩm đã được bán, đạt doanh thu 4 tỷ USD ( hơn 95 nghìn tỷ đồng).

Các dự án kinh doanh khác của ông bao gồm Hiệp hội bán lẻ điện tử, Omni-Reliant Holdings và Reliant International.

Kevin O'Leary và khối tài sản trị giá 400 triệu USD

trieu-phu-kevin-oleary-1670467189.jpg
Triệu phú Kevin O'Leary. Ảnh: CNBC

Giống Robert Herjavec, Kevin O'Leary cũng bắt đầu đầu tư vào các doanh nhân trong "Dragon's Den" trước khi đến với "Shark Tank".

Trong chương trình thực tế, Kevin O'Leary được mệnh danh là "Mr. Wonderful" (Ngài tuyệt vời). Vị "Cá mập" nói rằng biệt danh này là sự bóng gió về tính cách nóng nảy, cũng như nghiêm khắc khét tiếng của ông, đồng thời phản ánh những đánh giá thẳng thừng của ông có ích cho những doanh nhân non trẻ.

Daymond John và tài sản ước tính 350 triệu USD

daymond-john-1670467188.jpg
Daymond John. Ảnh: Getty

Daymond John được biết đến nhiều nhất với việc tung ra FUBU (For Us By Us), thương hiệu quần áo được những người nổi tiếng yêu thích vào những năm 1990.

Theo GoBankingRates, đế chế thời trang của Daymond John bắt đầu khi ông bán mũ len ở Brooklyn, New York. Món phụ kiện này được bán cho thương hiệu Puma vào năm 2018, với giá khổng lồ 200 triệu USD (4,7 nghìn tỷ đồng).

Cùng với việc tham gia diễn thuyết và bán sách, khoản đầu tư trị giá hơn 8,5 triệu USD (202 tỷ đồng) trên "Shark Tank" đã giúp tăng giá trị tài sản cho John.

Tài sản ròng trị giá 200 triệu USD của Robert Herjavec

robert-herjavec-1670467188.jpg
Nhà đầu tư Robert Herjavec. Ảnh: Inc. Magazine

Trước khi Robert Herjavec tham gia mùa đầu tiên của "Shark Tank", ông là nhà đầu tư quen mặt trong chương trình "Dragon's Den" của Anh.

Nhà đầu tư sinh ra ở Croatia vào năm 1962, và ông di cư đến Canada cùng gia đình khi còn trẻ. Ông lớn lên bằng nghề bán báo và chạy bàn để kiếm tiền. An ninh mạng và công nghệ thông tin đã thay đổi cuộc đời của Robert Herjavec, đồng thời đóng góp rất lớn vào giá trị tài sản ròng 200 triệu USD (4,7 nghìn tỷ đồng) hiện tại của ông.

Ông thành lập công ty bảo mật Internet BRAK Systems vào năm 1990. Khi công ty nổi danh, Herjavec tiếp tục thành lập công ty công nghệ thông tin khác - Tập đoàn Herjavec vào năm 2003.

Lori Greiner và khối tài sản trị giá 150 triệu USD

lori-greiner-1670467189.jpg
Lori Greiner. Ảnh: Eonline

Kể từ khi tham gia dàn "shark" chính trong mùa thứ tư, khoản đầu tư đáng kể nhất của Lori Greiner là Scrub Daddy, một trong những thành công lớn nhất của Shark Tank.

Sau khi đầu tư hơn 9,5 triệu USD (226 tỷ đồng) vào các doanh nghiệp xuất hiện trên chương trình truyền hình, ước tính giá trị tài sản ròng của Greiner là 150 triệu USD (3,5 nghìn tỷ đồng). Trước đó, bà được biết đến với vai trò là nhà thiết kế trang sức với biệt danh "Nữ hoàng QVC".

Lori Greiner đã thiết kế hộp đựng bông tai vào năm 1996. Kể từ sản phẩm đầu tiên, bà đã tạo ra hơn 700 sản phẩm cho mọi người từ đồ trang điểm và đồ trang sức đến dụng cụ nấu ăn...

Thông qua các phát minh, bà có 100 bằng sáng chế được đăng ký dưới tên của mình. Grenier còn là diễn giả đầy động lực, người truyền cảm hứng cho khán giả bằng cách chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.

Barbara Corcoran với tài sản ròng trị giá 100 triệu USD

barbara-corcoran-1670467189.jpg
Nhà đầu tư Barbara Corcoran. Ảnh: Entrepreneur

Barbara Corcoran là thành viên cốt lõi của Shark Tank kể từ mùa đầu tiên. Theo Forbes, bà được biết đến với việc biến 1.000 USD (gần 24 triệu đồng) thành một doanh nghiệp bất động sản trị giá 6 tỷ USD (143 nghìn tỷ đồng).

Lúc Corcoran 23 tuổi, cô đã làm 20 công việc khác nhau. Ngoài chương trình, Corcoran chia sẻ chuyên môn kinh doanh và lời khuyên của mình trên hai podcast. Nhà đầu tư sinh năm 1949 còn xuất bản cuốn sách về cách bà trở thành doanh nhân thành đạt.

Corcoran đã đầu tư vào hơn 80 công ty. Mặc dù bà không phải "cá mập" giàu nhất, Corcoran có thể là người hào phóng nhất. Cách đây không lâu, bà đã đưa nhân viên đi mua sắm ở thành phố New York. Theo Entrepreneur, điểm đến đầu tiên là cửa hàng đồ sang trọng Saks Fifth Avenue và sau đó là Tiffany & Co

Link nội dung: https://luxlifestyle.vn/khoi-tai-san-cua-dan-ca-map-trong-shark-tank-my-a25166.html