Độc lạ bộ sưu tập hơn 1.400 chiếc ghế hàng hiệu "siêu hiếm" của giáo sư người Nhật

"Từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ, con người dành phần lớn thời gian để ngồi làm việc, ngồi ăn hay tán gẫu với bạn bè. Những chiếc ghế là công cụ hỗ trợ cho cơ thể, đồng thời là đại diện cho một địa vị xã hội", giáo sư Noritsugu Oda chia sẻ.

Nhà nghiên cứu đồ nội thất, giáo sư danh dự của Đại học Tokai (Nhật Bản), ông Noritsugu Oda là người đầu tiên trên thế giới sở hữu bộ sưu tập hơn 1.400 chiếc ghế cổ điển quý hiếm "độc nhất vô nhị" của thế kỷ 20.

Trong một bài phỏng vấn với CNA, ông Noritsugu Oda cho biết hiện tại bộ sưu tập của ông bao gồm hơn 1.400 loại ghế, 125 loại bàn và tủ, hơn 3.500 các đồ gốm sứ, 1.000 đồ dao nĩa và hàng nghìn tài liệu nghiên cứu khác nhau về đồ nội thất như bản vẽ, tài liệu, thư viện ảnh,… được ông coi như báu vật và luôn cất giữ cẩn thận.

Ông Noritsugu Oda – Nhà nghiên cứu đồ nội thất, giáo sư danh dự của Đại học Tokai, Nhật Bản. (Ảnh: CNA Luxury)

Những thiết kế này đều đến từ Châu Âu và Đan Mạch được ông thu thập trong hơn 50 năm, bao gồm nhiều tác phẩm quý hiếm "có một không hai" như chiếc ghế bành của Ib Kofod-Larsen được làm bằng gỗ cẩm lai Brazil có từ năm 1949. Đây là chiếc ghế cuối cùng thuộc loại này còn tồn tại cho đến ngày nay.

Hay một phẩm độc đáo khác là chiếc ghế sofa 2 chỗ ngồi được sản xuất vào năm 1970 dưới dạng nguyên mẫu, có các lỗ vít được lấp đầy bằng xương bò – một kỹ thuật tốn kém đến mức mà nó chưa bao giờ được sản xuất thương mại.

Đặc biệt, tất cả bộ sưu tập của vị giáo sư này đều được chính các nhà thiết kế nội thất nổi tiếng như Finn Juhl, Arne Jacobsen và Hans J. Wegner chế tạo.

776c76d5fabd53e30aac-1700905224.jpg

Ông Noritsugu Oda - Nhà nghiên cứu đồ nội thất, giáo sư danh dự của Đại học Tokai (Nhật Bản)

Những thiết kế này đều đến từ Châu Âu và Đan Mạch được ông thu thập trong hơn 50 năm, bao gồm nhiều tác phẩm quý hiếm "có một không hai" như chiếc ghế bành của Ib Kofod-Larsen được làm bằng gỗ cẩm lai Brazil có từ năm 1949. Đây là chiếc ghế cuối cùng thuộc loại này còn tồn tại cho đến ngày nay.

Hay một phẩm độc đáo khác là chiếc ghế sofa 2 chỗ ngồi được sản xuất vào năm 1970 dưới dạng nguyên mẫu, có các lỗ vít được lấp đầy bằng xương bò - một kỹ thuật tốn kém đến mức mà nó chưa bao giờ được sản xuất thương mại.

Đặc biệt, tất cả bộ sưu tập của vị giáo sư này đều được chính các nhà thiết kế nội thất nổi tiếng như Finn Juhl, Arne Jacobsen và Hans J. Wegner chế tạo.

e331e1886de0c4be9df1-1700905224.jpg

Chiếc ghế của Ib Kofod-Larsen.

ba357487f8ef51b108fe-1700905224.jpg

Ghế Chieftain của Finn Juhl

143be1826deac4b49dfb-1700905224.jpg

Ghế con công của Hans J. Wegner.

"Những chiếc ghế là công cụ hỗ trợ cho cơ thể, đồng thời là đại diện cho một địa vị xã hội. Người đứng đầu một tổ chức được gọi là 'Chủ tịch'. Muốn có một chiếc ghế tốt dường như là một biểu hiện của tâm lý sâu xa. Tôi không giỏi tổ chức và luôn khao khát tự do, vì vậy tôi không muốn nâng cao địa vị của mình.

Tôi chỉ gửi gắm sở thích và tìm kiếm chỗ đứng của mình bằng cách sở hữu những chiếc ghế độc nhất này" , ông chia sẻ.

Bộ sưu tập của Oda và hành trình sở hữu những chiếc ghế kiệt tác thế giới 

Ông Noritsugu Oda (1946) sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả ở thị trấn nhỏ dọc theo sông Niyodo thuộc tỉnh Kochi, Nhật Bản. Cha ông vốn là một quan chức của Cơ quan Nội chính Hoàng gia, sau đó trở về quê hương và làm việc tại văn phòng chính phủ.

Với niềm đam mê yêu thích đồ nội thất như cha mình, sau khi tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Osaka, năm 1972, ông Noritsugu Oda bắt đầu làm thiết kế đồ họa ở bộ phận quảng cáo của Cục Quảng cáo Takashimaya.

46429ef01298bbc6e289-1700905213.jpg

Ông Noritsugu Oda thời điểm vừa mới ra trường

Trong khoảng thời gian đó, được tiếp xúc với các nhà thiết kế nội thất hàng đầu châu Âu, ông nhanh chóng nhận thấy rằng có một chiếc ghế đặc biệt thường xuyên xuất hiện trên các bức ảnh ở trang bìa tạp chí SCHÖNER WOHNEN" của Đức và INTERNI của Ý, đó là chiếc LC4 của Le Corbusier với giá khoảng 300.000 yên.

Mặc dù mức lương hồi đó của ông chỉ có khoảng 40.000 yên/tháng, không đủ khả năng chi trả, nhưng ông quyết định trả góp, và chiếc ghế mang tính biểu tượng của thế kỷ 20 này đã trở thành thiết kế riêng đầu tiên ông sở hữu trong bộ sưu tập.

"Sở dĩ tôi bị những chiếc ghế thu hút bởi nó là một trong những vật dụng gần gũi nhất với con người. Từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ, con người dành phần lớn thời gian để ngồi làm việc, ngồi ăn hay tán gẫu với bạn bè. Do đó, có một mối quan hệ tương thích không thể tách rời giữa con người và đồ vật này.

Tôi tin rằng chiếc ghế đó đã trở thành một trong những động lực chính để tôi làm việc chăm chỉ", ông nhớ lại.

a689222dae45071b5e54-1700905213.jpg

Ghế được lắp trên khung thép, cao su quấn quanh ống đỡ khung vòng cung, cho phép thay đổi góc ngồi một cách thuận lợi. Ngoài mẫu hiện tại, còn có một loại có đầu ống hàn, cả hai đều nằm trong Bộ sưu tập Oda

Để có thêm thu nhập cho việc theo đuổi niềm đam mê, ông Oda phải làm cùng lúc hai công việc. Sau khi kết thúc giờ làm việc ở công ty, ông còn nhận vẽ minh họa cho tạp chí kinh tế hàng tháng có tên "All Life" với mức giá 1.500 yên/tấm và thành lập một văn phòng vẽ nhỏ của riêng mình.

Khi đã có 7,8 chiếc ghế, ông Oda nghĩ rằng chỉ cần sử dụng thì đã là đủ. Tuy nhiên, ông còn mua rất nhiều sách liên quan đến nội thất và căn hộ của ông đã chật kín.

Liên tục chuyển nhà và số lượng ghế không ngừng tăng lên đến 20-30 chiếc, vị giáo sư này gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm chỗ đặt ghế và phải để nhờ ở nhà đồng nghiệp. Điều này cũng kéo theo tình trạng rỗng túi vì ông luôn bị chủ nợ đòi tiền.

Thậm chí, khi cô con gái bị sốt, mặc dù muốn đi bệnh viện nhưng lúc này trong ví ông chỉ còn khoảng 100 yên, không đủ để mua thuốc. Đó cũng là thời điểm ông quyết định ngừng tích lũy ghế với tư cách là một nhà sưu tập, bởi vì đó không gì khác hơn là sự thỏa mãn của bản thân.

"Tôi không nhớ có bao nhiêu người đã nói với tôi rằng: 'Tôi mừng vì vợ ông vẫn ở với ông'. Tôi biết tôi đã gây ra một số rắc rối cho gia đình nên giờ tôi cố gắng chuộc lỗi với vợ.

Tôi đã làm việc chăm chỉ và kiếm được một khoản thu nhập kha khá. Đương nhiên, sự chuộc tội vẫn tiếp tục cho đến tận bây giờ" , ông nói.

Vì vậy, năm 1994, ông Noritsugu Oda đã nghỉ việc ở công ty và trở thành giáo sư tại Khoa Thiết kế của Đại học Hokkaido Tokai. Đồng thời ông cũng là một nhà nghiên cứu tập trung vào thiết kế sản phẩm của thế kỷ 20 với mục đích bảo tồn các thiết kế mang tính biểu tượng và giáo dục công chúng về việc gìn giữ các di sản quý hiếm của nhân loại.

aef8774afb22527c0b33-1700905213.jpg

"Điều đó đã thắp lên ngọn lửa và ý thức trách nhiệm nhen nhóm trong tôi khi muốn bảo tồn những thiết kế này và để lại dấu vết của chúng trong lịch sử."

Và đây cũng là lúc bộ sưu tập kiệt tác của ông bắt đầu ngày càng lớn hơn.

Bên cạnh việc mua những chiếc ghế kiểu Ý lạ mắt với thiết kế độc đáo như một khoản đầu tư, ông Oda cũng sẽ nhận được những món đồ quý hiếm cùng với giải thưởng cho công trình nghiên cứu xuất sắc hoặc quà tặng từ các nhà thiết kế mà ông kết hợp nghiên cứu.

Đặc biệt, những chiếc ghế sử dụng vật liệu tốt và chi tiết tinh xảo của các nhà thiết kế Đan Mạch bao gồm Wegner và Juhl cũng được ông sở hữu bằng được.

75fefd5a7132d86c8123-1700905213.jpg

f86c23deafb606e85fa7-1700905213.jpg

4071cad546bdefe3b6ac-1700905213.jpg

"Trong thiết kế Bắc Âu, con người đóng vai trò trung tâm và các nhà thiết kế cũng như nhà sản xuất nghĩ về thiết kế đồ nội thất dựa trên cách mọi người sử dụng nó. Đồ nội thất của Đan Mạch từng có tiêu chuẩn cao nhất thế giới trong những năm 1950 và 1960."

Được biết, nhà nghiên cứu nội thất Noritsugu Oda hiện đang sở hữu hơn 700 chiếc ghế Đan Mạch, trong đó có một số chiếc cực hiếm như Chiếc ghế của Hans J. Wegner - được coi là chiếc ghế đẹp nhất thế giới. Và chiếc ghế trong bộ sưu tập của ông là một trong hai chiếc nguyên mẫu được sản xuất vào năm 1949.

Ông cũng sở hữu chiếc ghế Chieftain năm 1949 của Finn Juhl, được làm bằng gỗ cẩm lai Brazil và là thiết kế nổi tiếng đẹp nhất của nhà thiết kế vào giữa thế kỷ 20.

Hiện thực hóa ươc mơ được xây dựng bảo tàng thiết kế đầu tiên ở Nhật Bản, đưa giá trị của đồ nội thất đến với bạn bè quốc tế 

Không chỉ là tác giả của nhiều cuốn sách về nội thất, ông Noritsugu Oda còn là chủ sở hữu của triển lãm ghế cố định tại Sở Giao lưu Văn hóa Higashikawa ở Hokkaido.

Cùng với Keiji Nagai, ông cũng nhận được giải thưởng cho những thành tựu của mình trong việc đưa giá trị của đồ nội thất Đan Mạch đến gần hơn với bạn bè quốc tế trong nhiều năm. Đây là lần đầu tiên giải thưởng này được trao cho một quốc gia ở châu Á.

Ngoài ra, vị giáo sư này còn được Giám đốc danh dự Hiệp hội Finn Juhl Đan Mạch trao "Giải thưởng Hans J. Wegner lần thứ nhất" vì đã góp phần to lớn trong việc nâng cao danh tiếng các thiết kế Wegner đến tận ngày nay.

4e1aae8422ec8bb2d2fd-1700905213.jpg

af11498fc5e76cb935f6-1700905213.jpg

Chia sẻ về mục tiêu sắp tới, ông Oda cho biết điều mà bản thân luôn ấp ủ bấy lâu nay chính là xây dựng bảo tàng thiết kế đầu tiên ở Nhật Bản. Và hiện ông đang làm việc với chính quyền thành phố Thị trấn Higashikawa để biến giấc mơ này thành hiện thực.

"Ghế là một trong những món đồ nội thất khó thiết kế nhất. Điều này là do nếu có 100 người, vóc dáng và cách họ ngồi khác nhau theo 100 cách. Dù người dùng ngồi như thế nào thì ghế cũng phải chịu được sức nặng của họ. Đồng thời, một thiết kế ghế tinh tế đòi hỏi phải có được cảm giác huyền bí và vẻ đẹp cân xứng.

Những kiệt tác được tạo ra thông qua quá trình này đều có vẻ đẹp trường tồn theo thời gian. Đó là lý do tại sao, tôi không chỉ sưu tầm mà còn cố gắng giữ gìn các thiết kế để lưu giữ lại giá trị văn hóa một thời cho thế hệ về sau" , ông Oda nói.

Theo CNA Luxury, WCSA.World, ODA Collection,...

Link nội dung: https://luxlifestyle.vn/doc-la-bo-suu-tap-hon-1400-chiec-ghe-hang-hieu-sieu-hiem-cua-giao-su-nguoi-nhat-a25483.html