6 viên kim cương xuất phát từ Ấn Độ bị dính lời nguyền chết chóc

Jack Kay

Chúng quý giá, vẻ ngoài tuyệt phẩm, nhưng người sở hữu chúng đều dính phải cái chết bi thảm.

1.  Koh-i-Noor 

Dù Koh-i-Noor (Ngọn núi Ánh sáng) chưa phải là viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới, nhưng nó có một lịch sử dài và khá chi tiết.

lux-koh-i-noor-kim-cuong-1642324754.jpeg

Được khai thác ở mỏ Golcondas của Ấn Độ và được sở hữu bởi Vua Humayun. Koh-i-Noor sau đó được cất đi và mãi đến đời thứ 3, khi vua Shah Jahan lên ngôi mới quyết định sử dụng nó. Kết quả, vị vua có công xây dựng ngôi đền Taj Mahal đã bị chính con trai mình lật đổ và các con ông chém giết lẫn nhau để giành ngôi báu.

Koh-i-Noor được cho là gắn với lời nguyền sẽ mang lại xui xẻo cho bất kỳ người đàn ông nào đeo nó. Năm 1304, ở  triều đại Mughal, Koh-i-Noor đã bị đánh cắp bởi một kẻ nào đó, rồi nó thuộc quyền sở hữu của người Ba Tư suốt 110 năm. Bến đỗ cuối cùng là Hoàng gia Anh, nhưng không một vị vua nào sử dụng nó. Ngày nay, Koh-i-Noor được trưng bày ở London và giá của nó ước tính khoảng 100 triệu bảng Anh.

2.  Black Orlov

Viên kim cương đen Black Orlov được khai thác tại Ấn Độ vào đầu thế kỷ 19, nhưng nó bị đánh cắp bởi một tu sĩ theo đạo Hindu từ một tượng thần được đặt trong một ngôi đền ở gần Pondicherry.

lux-black-orlov-kim-cuong-1642325250.jpeg

Việc trộm cắp châu báu trong vùng đất thánh được cho là sẽ bị nguyền rủa, lời nguyền đó sẽ ứng lên viên kim cương màu đen, những ai sở hữu nó sẽ có một kết cục bi thảm.

Trong số những người sở hữu Black Orlov có công chúa Nadia Vyegin-Orlov của Nga, người cũng sống ở thế kỷ thứ 19. Sau khi trốn chạy khỏi Cuộc cách mạng Nga, bà đã bán rẻ trang sức của mình và sau đó nhảy lầu tự vẫn từ một tòa nhà ở Rome vào ngày 2/12/1947.

Chủ nhân của viên kim cương đen trước Nadia là J.W. Paris cũng đã tự tử vào năm 1937.

Black Orlov có trọng lượng 67,5 carat và hiện đang được trưng bày tại Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên của Mỹ.

3. Darya-ye Noor

lux-darya-ye-noor-kim-cuong-1642325250.jpeg

Cũng được khai thác ở một trong những mỏ đá quý huyền thoại nhất Kollur, bang Andara của Ấn Độ vào năm 1642, nặng 242 carats, Darya-ye Noor còn được gọi là "Ánh sáng của biển".

Darya-ye Noor được dùng để đính lên vương miện của Hoàng đế Shah Jahan của Ba Tư sau cuộc xâm lược đẫm máu vào miền bắc Ấn Độ năm 1739, chiến lợi phẩm là toàn bộ kho báu của vương triều Mughal bị vơ vét. Kết cục, vị hoàng đế này cũng chẳng thể giữ được mạng vì bị ám sát và viên kim cương cũng biến mất sau đó.

Trải qua thời gian dài trôi nổi, Darya-ye Noor thuộc sở hữu của công ty East India Company vào năm 1849, sau đó xuất hiện trong một viện trưng bày The Great Exhibition của Anh vào năm 1851.

Năm 1852, một thương gia Ấn Độ tên Khwaja Alimullah đã mua lại nó từ một phiên đấu giá để mang trở lại Ấn Độ và đưa sang Dhaka, thủ đô của Bangladesh để lưu giữ trong kho của Ngân hàng Sonali Bank.

Đến đầu thế kỷ 20, viên đá quý mầu hồng trở thành tài sản của Iran mà nguyên nhân vì sao thì vẫn chưa giải thích được.

4.  Sancy

Đây là viên kim cương được cắt gọt theo hình dạng quả lê, trọng lượng 55,23 carat với màu vàng nhạt. Cũng giống như nhiều viên kim cương khác, Sancy cũng bị đánh cắp từ Ấn Độ và không hiểu lý do gì nó rơi vào tay một binh sĩ Pháp, người này đã bán lại cho Vua James I của Anh và được đức vua trân trọng như một thứ bùa may mắn. Tuy nhiên, những lời đồn thổi xung quanh nó về việc bị ám lời nguyền do biến mất bí ẩn rồi xuất hiện trở lại nhiều lần.

lux-sancy-kim-cuong-1642325250.jpeg

Vào thế kỷ 16, Sancy thuộc quyền sở hữu của Vua Henry IV. Một lần trên đường đem đi cầm cố để lấy tiền nuôi quân đánh thuê Thụy Sĩ, người đưa tin của vua Henry IV đã nuốt nó vào bụng để tránh bị đánh cắp bởi bọn cướp khi ông bị sát hại.

Sancy đã không đến được nơi cần đến, nó tiếp tục lưu lạc và thành sở hữu của hoàng gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha rồi sau đó lại trở về với nữ hoàng Anh Elizabeth I và lại đến Pháp. 600 năm lưu lạc dính liền với hàng nghìn câu chuyện về chiến tranh, âm mưu, chết chóc của các vua chúa và những người sở hữu nó.

Hiện Sancy đang được bảo giữ tại viện trưng bày Apollo Gallery, Louvre, Pháp.

5. Shah

Shah xuất hiện vào năm 1450, nặng 88,7 carats và nó đã trở thành biểu tượng hoàng gia, chiến tranh và lịch sử của Ấn Độ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17.

lux-shah-kim-cuong-1642325318.jpeg

Dù cũng trải qua thời kỳ bi ải, bị tước, bị mất, bị thu hồi và bị biến đổi 3 lần về hình dạng so với nguyên thủy, nhưng dòng chữ "Thống trị thế giới" khắc theo lời của vua Jehan vẫn còn giữ nguyên vẹn trên viên kim cương trong suốt như thủy tinh.

Người Ấn đã không thể giữ Shah bên mình vì sau một vụ giết hại một thành viên của đoàn ngoại giao Nga vào năm 1829, Shah đã được đem cống tế cho điện Kremlin như một món quà để xoa dịu cơn thịnh nộ có thể dẫn đến sự trừng phạt đẫm máu từ quốc gia này. Kể từ đây, Ấn Độ đã mất Shah mãi mãi.

6.  Hope

Hope hay còn gọi là “Hy vọng” được tìm thấy ở mỏ Gani của Ấn Độ vào thế kỉ 17 và được gắn trên bức tượng nữ thần Sita linh thiêng của người Hindu.

lux-hope-kim-cuong-1642325251.jpeg

Lời nguyền gieo rắc bi kịch đã ứng vào Hope khi nó bị lấy ra khỏi bức tượng thần để đem bán cho một thương nhân người Pháp, người chuyên săn lùng châu báu cho vua Louis XIV.

Đến đời vua Louis XVI, Hope được sủng ái, nhưng chính lời nguyền đã khiến cả hai vợ chồng nhà vua bị tử hình bởi quân Cách mạng vào năm 1793.

Kể từ đó, Hope đã bị đánh cắp và lưu lạc tới Anh.  Năm 1839, nó tới tay nhà sưu tập trang sức Henry Philip Hope. Hậu quả là cả gia tộc Hope bị bại sản sau đó.

Hope một lần nữa chu du đến nước Nga và thuộc quyền sở hữu của hoàng tử Ivan Kanitovsky của. Ông đã tặng món trang sức quý giá cho người tình của mình- diễn viên ballet Lorens Ladue, nhưng nàng đã bị bắn chết trong ngày đầu tiên đeo nó và Ivan Kanitovsky cũng bị đâm chết tại dinh thự của mình chỉ 2 ngày sau đó.

Hope tiếp tục gieo rắc một loạt các bi kịch khác cho những chủ nhân tiếp theo, trong đó quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ Abdul Hamid, người đã bị phế truất chỉ một năm sau khi ông mua Hope vào năm 1908. Đến năm 1911, Evalyn Walsh McLean, con gái của một chủ khai thác mỏ giàu có đã mua lại Hope, nhưng chẳng được bao lâu, ác mộng đã xảy ra với gia đình bà khi chồng, con trai và con gái đều qua đời.

Hope sau đó đã luôn chuyển qua nhiều chủ và cuối cùng nó được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Washington, Mỹ vào năm 1958 bởi một nhà kim hoàn Harry Winston. Hope có giá khoảng 250 triệu USD.