Bí mật về những chiếc ấm tử sa tạo ra tách trà hảo hạng: quốc bảo xứ Trung, càng pha càng ngon

J. Kay

Ấm tử sa Nghi Hưng còn được ví von như "quốc bảo" của Trung Quốc, nó vừa là dụng cụ để tạo ra những tách trà ngon, vừa là tài sản quý, đặc biệt là với người yêu trà, từng làm quà tặng nguyên thủ Quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Khi nói đến nghệ thuật thưởng trà, giới nghệ nhân nhắc đến chiếc ấm pha trà như một phần không thể tách rời để tạo nên một tách trà ngon.

Ấm tử sa dùng càng lâu sẽ càng có màu sáng đẹp và hương vị trà cũng càng đậm đà hơn nhờ lớp cao trà ngấm vào ấm nhiều theo thời gian. Ấm tử sa ngày nay được coi là một trong bốn quốc bảo trong chiến lược bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống Trung Quốc, bao gồm kinh kịch, quốc họa thủy mạc, ấm tử sa và lụa Tô Châu.

Năm 2010, ấm tử sa Thạch Biều do nghệ nhân Cố Cảnh Chu (Gu Jingzhou) thực hiện được bán với giá 2 triệu USD vào năm 2010. Một nghệ nhân đã mua chiếc ấm này trong phiên đấu giá China Guardian tại Bắc Kinh. Được biết rằng số tiền 2 triệu USD là số tiền cực lớn để sở hữu chiếc ấm tử sa đắt nhất thế giới thời đểm bấy giờ.

chiec-am-tu-sa-dat-gia-de-bich-dang-am-thach-bieu-co-gia-2-trieu-usd-1644028651.jpeg
Chiếc ấm tử sa đắt giá Đề Bich dáng ấm Thạch Biều có giá 2 triệu USD được đấu giá tại Trung Quốc vào năm 2010.

Nói đến ấm pha trà, cái tên ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc đã quá nổi tiếng – là loại ấm trà đôi khi được ví như “quốc bảo” của Trung Quốc, “huyền thoại” mà không loại ấm trà nào có thể so sánh được.

Ấm tử sa Nghi Hưng dùng chỉ dòng ấm pha trà được làm từ đất sét tím Nghi Hưng. Phong cách truyền thống thường được sử dụng để pha trà này có nguồn gốc từ Trung Quốc, có từ thế kỷ 15 và được làm từ đất sét sản xuất gần Nghi Hưng ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc.

Ấm tử sa đắt nhất thế giới - TRÀ QUÁN TRÚC VÂN LÂU

Các loại khoáng vi lượng có trong chất đất được dùng để chế tác khiến cho trà pha bằng loại ấm này có vị đậm đà, ngon hơn hẳn so với các loại ấm trà khác. 

Một đặc tính nổi tiếng của ấm Nghi Hưng là khả năng hấp thụ một lượng vi lượng của hương vị trà đã pha và khoáng chất vào ấm trà sau mỗi lần pha. Theo thời gian, những hương vị này tích tụ lại để tạo cho mỗi ấm trà Nghi Hưng có một lớp phủ bên trong độc đáo của riêng nó, tạo hương vị và màu sắc cho các loại nước trà pha trong tương lai. Vì lý do này mà xà phòng không được khuyến khích để làm sạch ấm trà loại này mà thay vào đó là dùng nước cất và làm khô bằng không khí.

Nhiều người sành trà sẽ chỉ uống một loại trà trên một ấm trà Nghi Hưng cụ thể, để việc pha cùng một loại trà trong tương lai sẽ làm nâng cao hương vị một cách tối ưu. Ngược lại, pha nhiều loại trà khác nhau trong một bình trà Nghi Hưng có khả năng tạo ra một lớp phủ có mùi vị hỗn hợp làm vẩn đục hương vị của các loại trà được pha trong tương lai.

Bạn đã hiểu hết về ấm chén tử sa chưa ?

Ấm trà Nghi Hưng nhỏ hơn các loại ấm phương Tây vì trà thường được pha bằng cách pha theo kiểu công phu: thời gian ngâm ngắn hơn với lượng nước nhỏ hơn và tách trà nhỏ hơn (so với cách pha theo kiểu phương Tây). Theo truyền thống, trà từ ấm trà được rót vào một bình nhỏ, từ đó nó được rót vào một tách trà có chứa khoảng 30 ml chất lỏng hoặc ít hơn, cho phép trà được uống nhanh chóng và nhiều lần trước khi nguội, hoặc được rót vào vài tách trà cho khách.

Ấm pha trà quý này thường dùng để pha trà Phổ Nhĩ, trà đen và trà ô long. Chúng cũng có thể được sử dụng cho các loại trà xanh hoặc trà trắng, tuy nhiên, đặc tính giữ nhiệt của đất sét Nghi Hưng làm cho quá trình ủ vô cùng khó khăn; và trong những trường hợp như vậy, nước phải được làm nóng không lớn hơn 85 °C (185 °F), trước khi rót vào ấm trà.

Theo một số phân tích, do bề mặt ấm tử sa không tráng men nên khi pha trà, các loại khoáng vi lượng sẽ được giải phóng vào nước và được lưu giữ lại. Lâu dần, lớp khoáng sẽ tích tụ ngày càng nhiều khiến cho hương vị trà ngon hơn, đậm vị hơn. Trà ngon nếu được pha với nước tinh khiết từ khe suối trong tử sa chuẩn sẽ tạo thành hương vị khó quên.

Một công dụng không thể không kể đến của ấm tử sa là khả năng lưu trữ trà lâu hơn. Người ta nói rằng, trà pha bằng ấm tử sa sẽ giữ được nguyên hương vị trong 3-5 ngày. Thậm chí, loại ấm này còn được đồn là có thể pha trà mà không cần dùng trà vẫn ngon! Ngoài ra, ấm tử sa còn có một điểm rất đặc biệt khác là có khả năng giữ nhiệt và chịu nhiệt cực kỳ tốt.

Trà pha bằng ấm tử sa sẽ giữ được độ nóng lâu hơn, do đó người dùng có thể ngồi nhâm nhi rất lâu mà không sợ trà bị nguội, mất đi độ thơm ngon. Đặc tính chịu nhiệt tốt của chiếc ấm khiến nó có thể được đưa lên đun trực tiếp trên bếp mà không lo bị nứt, vỡ. Bên cạnh đó, ấm còn truyền nhiệt chậm nên người dùng sẽ không sợ bị bỏng khi sờ vào ấm trà mới pha.

Để tạo nên những chiếc ấm quý giá, đất sét được xử lý theo phương pháp rất cầu kỳ, không thể trộn với nước để làm mềm và cũng không thể dùng các phương pháp truyền thống để tạo hình như bàn xoay hoặc đứng. Thay vào đó, các nghệ nhân phải nặn trực tiếp bằng tay để tạo hình sản phẩm. Việc khai thác đất cũng phải làm thủ công nhằm mang lại độ nguyên sơ cho nguyên liệu. Đặc biệt, từng nghệ nhân lại có những bí quyết khác nhau về tỉ lệ trộn đất để tạo ra những màu đặc biệt cho riêng sản phẩm của họ, thường chỉ truyền cho đời sau của mình.

Nghệ nhân Cố Cảnh Chu với bức ảnh hiếm hoi được chụp.

Nghệ nhân Cố Cảnh Chu một trong những nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Ấm tử sa thường là tác phẩm kỳ công của những nghệ nhân có kỹ thuật, tay nghề vô cùng điêu luyện. Khi chế tác, họ dồn cả tâm huyết của mình vào đó, tỉ mỉ nặn, tạo hình và đôi khi tạo nên những dấu ấn của riêng họ trên chiếc ấm. Vì thế, những chiếc ấm trà tử sa được ví như một tác phẩm nghệ thuật chứ không chỉ là một trà cụ, có giá trị cao cả về nghệ thuật lẫn giá trị vật chất.

Chính loại đất đặc biệt được dùng để chế tác ấm đã mang đến thành phẩm có màu sắc rất đẹp và hương vị tuyệt vời riêng có, giúp tạo được vị trà ngon, khác biệt so với các loại ấm khác. Về sau, việc sản xuất ấm tử sa được mở rộng ra, dùng không chỉ đất ở vùng Nghi Hưng mà còn ở cả các nơi khác. Do đó, cái tên ấm tử sa cũng được dùng để gọi chung các loại ấm đất sét nung không tráng men.

Các cuộc khai quật khảo cổ cho thấy từ đầu thời Nhà Tống (thế kỷ X) đã có những bình gốm pha trà được làm từ loại đất sét nguồn gốc cát tím/tử sa hay sét tím/tử nê. Theo ghi chép của học giả triều Minh Chu Cao Khởi, thời hoàng đế Chính Đức, có một nhà sư ở đền Kim Sa, Nghi Hưng đã nặn những bình trà từ đất sét địa phương, chúng được học giới đương thời ưa thích và danh tiếng bình gốm tử sa bắt đầu được biết đến.

Ấm trà tử sa Nghi Hưng thực sự được làm ở Đinh Sơn (Dingshan) gần đó, ở phía tây Thái Hồ. Ngày nay, hàng trăm cửa hàng bán ấm trà nằm dọc các con phố đông đúc của thị trấn này và đây là địa điểm du lịch nổi tiếng của nhiều người Trung Quốc.