Cha đẻ của Penicilline và thủ tướng Anh Churchill đã được nuôi dưỡng từ tấm lòng thiện lành thế nào

Hà Lam

Hành động cứu người vô tư của những người cha đã khởi nguồn cho những chuỗi ngày tốt đẹp, giúp con trai của họ trở thành những tài năng được thế giới công nhận.

cha-de-cua-penicilline-va-thu-tuong-anh-churchill-1650991452.png
Cha đẻ của Penicilline - bác sĩ Fleming (trái) và Thủ tướng Anh Churchill. Ảnh: Tổng hợp

Vào một buổi chiều khoảng 130 năm trước, một người nông dân nghèo đang làm việc trên cánh đồng, tại ngôi làng thuộc nước Anh thì đột nhiên ông nghe thấy tiếng kêu cứu. Khi chạy lại, ông thấy có một cậu bé không may bị rơi xuống nước, đang giãy dụa trong đầm lầy, nước ngập đến đầu.

Người nông dân không suy nghĩ gì liền nhảy xuống nước cứu người và cậu bé kia đã được cứu lên. Sau đó ông biết được rằng người được cứu là con trai của một gia đình nhà quý tộc.

Khi người quý tộc đã đích thân đến tặng quà cảm ơn, nhưng người nông dân đã từ chối không nhận. Ông nói rằng đây là chuyện nên làm, lúc đó cứu người chỉ là do lương tâm của bản thân mình, ông không thể tham lam của cải của người khác chỉ vì đối phương là người có xuất thân cao quý được. 

Thấy con trai khoảng 10 tuổi của người nông dân bước vào, người quý tộc đã hỏi cậu bé về nghề nghiệp mong ước khi lớn lên. Sau lúc cậu bé nói muốn trở thành bác sĩ, và có e ngại gia cảnh nghèo, ông đã quyết định trợ cấp cho con trai của anh đến Luân Đôn học tập, giúp cậu được tiếp nhận nền giáo dục cao hơn.

Ước mơ nhiều năm nay của người nông dân chính là cho con trai được học hành đến nơi đến chốn, nên ông đã đón nhận món quà này. Người nông dân rất vui vẻ, bởi vì cuối cùng con trai của anh cũng được bước ra thế giới bên ngoài, nắm trong tay cơ hội thay đổi vận mệnh của bản thân nó; Người quý tộc cũng vậy, vì ông cũng đã làm được điều gì đó cho ân nhân của mình.

Nhiều năm sau, con trai của người nông dân đã tốt nghiệp Đại học Y khoa Saint Mary’s ở Luân Đôn. Với nỗ lực và tài năng của mình, cậu được thế giới công nhận, Hoàng gia nước Anh trao huân chương và phong tước, đồng thời cậu còn đoạt giải Nobel Y học vào năm 1945. Và cậu chính là Alexander Fleming - người đã phát minh ra thuốc kháng sinh Penicilline, cứu mạng cho không biết bao nhiêu người trên thế giới.

Cậu bé gia đình quý tộc năm xưa cũng đã trưởng thành, nhưng trong Chiến tranh thế giới thứ hai cậu lại bị bệnh viêm phổi vô cùng nghiêm trọng, may mắn thay nhờ có Penicilline do Fleming phát minh mà cậu đã nhanh chóng bình phục. Cậu bé quý tộc năm đó chính là Sir Winston Leonard Spencer Churchill - Thủ tướng nước Anh, nhà lãnh đạo tài ba. Ông là đồng thời là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ

Điểm đặc biệt, bác sĩ Fleming và thủ tướng Churchill là những người bạn thân thiết của nhau. Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 ở Luân Đôn ở tuổi 74, thủ tướng Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91, cả hai ông đều cùng yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.

Nhìn lại câu chuyện, có lẽ chính người nông dân và quý tộc năm xưa cũng không thể ngờ rằng, những hạt giống thiện lành họ đã gieo năm xưa lại đem đến cho quốc gia và thế giới những nhân tài kiệt xuất đến như vậy. 

Thế nên, khi nhận thấy đó là việc cần làm và trong khả năng của mình, hãy cứ mạnh dạn cho đi. Những việc này không phải để cầu mong nhận được báo đáp, mà đơn giản là giúp cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.