Khám phá công trình thủy điện 34 tỷ USD 'không một vết nứt'

Minh Hằng

Chứa được hơn 20 tỷ m3 nước, nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than 34 tỷ USD được xây dựng với công nghệ đặc biệt mà 'không một vết nứt'.

Chứa được hơn 20 tỷ m3 nước, nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than 34 tỷ USD được xây dựng với công nghệ đặc biệt mà 'không 1 vết nứt'.
 
Nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than nằm trên sông Kim Sa, nhánh thượng nguồn của sông Trường Giang, giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Bạch Hạc Than có tổng chi phí xây dựng lên tới 220 tỷ NDT (khoảng hơn 34 tỷ USD). Nhà máy thủy điện này được khởi công xây dựng vào năm 2017, đóng vai trò cung cấp năng lượng ở phía Tây đến các khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng ở phía Đông Trung Quốc. Công trình này đi vào vận hành được coi là đánh dấu một bước tiến lớn trong việc sử dụng năng lượng sạch của Trung Quốc.
Theo Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, đơn vị xây dựng nhà máy thủy điện, sau khi tất cả các tổ máy đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2022, Bạch Hạc Than sẽ tạo ra trung bình hơn 62,4 tỷ kWh điện mỗi năm.
Ông Lei Mingshan, Chủ tịch của Tập đoàn Tam Điệp Trung Quốc, cho biết: "Tất cả các công nghệ cốt lõi của nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than đều được phát triển độc lập. Việc vận hành các tổ máy phát điện đầu tiên đánh dấu bước đột phá trong việc xây dựng các dự án thủy điện quy mô lớn của Trung Quốc".
Chú thích ảnh

Toàn cảnh công trình Bạch Hạc Than. Ảnh: Xinhua

Chú thích ảnh

Ảnh chụp trên cao về một góc của đập thủy điện Bạch Hạc Than. Trong tháng 9 vừa qua, tổ máy phát điện cuối cùng nằm ở bờ trái của đập Bạch Hạc Than đã chính thức đi vào hoạt động thương mại. Ảnh: Xinhua

Chú thích ảnh

Nhà máy Bạch Hạc Than có tổng dung tích hồ chứa là 20,627 tỷ m3, chiếm tới 91% lưu vực sống Kim Sa. Đây cũng được được coi là một phần quan trọng trong hệ thống kiểm soát lũ sông Trường Giang. Ảnh: Xinhua

Chú thích ảnh

Ảnh: Global Times

Chú thích ảnh

Đập thủy điện Bạch Hạc Than xả nước vào tháng 7/2022. Công trình này có chiều cao tối đa là 289 m và chiều dài tới 709 m. Ảnh: Xinhua

 

Hà nội 'Xanh' vươn tới các công trình Nhà sáng tạo đại tài V BTS tự hào trước công trình vĩ đại của mình Đột phá kiến trúc cho công trình trường học khu vực nội đô

 
Chú thích ảnh

Các công nhân thi công tại nhà máy Bạch Hạc Than vào tháng 5/2019. Ảnh: Reuters

Chú thích ảnh

Cận cảnh công trường xây dựng Bạch Hạc Than. Đây là đập bê tông đúc đầu tiên trên thế giới với hơn 8 triệu m3 bê tông. Nhờ sử dụng loại vật liệu đặc biệt nên nhà máy này không có vết nứt. Ảnh: Xinhua

Chú thích ảnh

Các công nhân tiến hành lắp ráp các tổ máy tại nhà máy Bạch Hạc Than, tháng 4/2021. Dự kiến, tất cả các tổ máy còn lại sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022. Các chuyên gia cho biết, nhà máy Bạch Hạc Than khi vận hành hoàn toàn sẽ là nhà máy thủy điện lớn thứ hai trên thế giới về tổng công suất lắp đặt là 16 triệu kilowatt, chỉ sau Đập Tam Hiệp. Ảnh: Xinhua

Chú thích ảnh

Một nhân viên theo dõi hoạt động của tổ máy số 1 ở nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than vào cuối tháng 6/2021. Ảnh: Xinhua

Chú thích ảnh

Cận cảnh tổ máy phát điện của nhà máy Bạch Hạc Than. Nhà máy này được trang bị 16 tổ máy phát điện. Trong đó, mỗi tổ máy có công suất lên tới 1 triệu kilowatt. Theo các chuyên gia, đây cũng chính là loại tổ máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. Ảnh: Xinhua

Các chuyên gia, kỹ sư ở Trung Quốc đã thiết kế vật liệu này nhằm ngăn chặn các vết nứt dù là nhỏ nhất có thể xảy ra do thay đổi nhiệt độ. Theo các kỹ sư, độ chính xác cao khi xây dựng Bạch Hạc Than là cần thiết để đảm bảo rằng đập thủy điện này có thể chịu được áp suất nước lên tới 16,5 triệu tấn.
Khi đi vào hoạt động hoàn chỉnh, nhà máy Bạch Hạc Than sẽ giúp Trung Quốc giảm lượng tiêu thụ than khoảng 19,68 triệu tấn than và giảm phát thải 51,6 triệu tấn khí CO2, 170.000 tấn SO2, 150.000 tấn khí oxit nitơ.
Nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than là công trình khiến nhiều người thán phục vì tốc độ xây dựng nhanh chóng. Cụ thể, với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia cùng đơn vị thi công chỉ mất 4 năm để xây dựng Bạch Hạc Than.
(Nguồn: Xinhua, Baidu, Nsenergybusiness)