Người giàu kết hôn với người giàu, mây tầng nào gặp mây tầng đó thì có gì sai?

Minh Lâm

Gia đình tỷ phú Nelson Peltz kết thông gia với gia đình Beckham, vị hôn phu của ai nữ tỷ phú Singapore lái Rolls-Royce đến dạm ngõ, Hoàng tử Anh Harry kết hôn cùng Meghan Markle, … - đó chỉ là một vài cuộc hôn nhân giữa những người giàu có được kể ra. Đâu là yếu tố thu hút họ đến với nhau?

nguoi-giau-ket-hon-voi-nguoi-giau-may-tang-nao-gap-may-tang-do-thi-co-gi-sai-1649760832.png
Đám hỏi của con gái tỷ phú Peter Lim, Singapore.

Những cuộc hôn nhân của giới nhà giàu coi trọng yếu tố nào?

The New York Times từng có mục Wedding Announcements đề cập nhiều đến các cặp vợ chồng giàu có. Thế nhưng năm 2017, tờ báo đã quyết định thay đổi chuyên mục này với thông báo: “Nhiều người chỉ trích rằng chúng tôi chỉ đăng thông báo về đám cưới của con cháu tầng lớp thượng lưu da trắng… Chúng tôi biết mình có thể làm tốt hơn”.

Trong một bài viết trên Financial Times, nhà báo Rhymer Rigby nói rằng ông hoàn toàn thất vọng trước dòng thông báo này - “Tôi thích sự trung thực của ngày xưa hơn. Câu nói rằng 'người giàu rồi cuối cùng sẽ kết hôn với người giàu' chẳng có gì sai bởi gió tầng nào thì gặp mây tầng đó”.
Những cuộc hôn nhân bền vững không chỉ dựa vào tình yêu của hai người, mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình của hai bên. Đó không chỉ là đo lường về năng lực kinh tế, cũng như trí thức, mà còn là tìm hiểu liệu gia đình đối phương có phù hợp để cùng bạn tạo dựng mối quan hệ lâu bền về sau hay không.

Trên thực tế, hôn nhân của giới nhà giàu không chỉ tập trung vào vấn đề tiền bạc, của cải. Họ còn coi trọng trình độ học vấn, trình độ văn hoá, hoàn cảnh sống, khát vọng và khả năng tiếp cận những cơ hội khác. Những đám cưới của giới thượng lưu ngày càng nhiều hơn.

Những câu chuyện hôn nhân triệu đô, tỷ đô gây xôn xao 

Hôn nhân của Brooklyn Beckham và Nicola Peltz, 2022

toan-canh-dam-cuoi-91-ty-cua-nicola-peltz-va-brooklyn-beckham-tai-dinh-thu-tram-trieu-do-cua-gia-dinh-co-dau-tai-palm-beach-1649652505.png
Brooklyn Beckham và Nicola Peltz trong ngày cưới. Ảnh: German Larkin

Ngày 9/4/2022 vừa qua, lễ cưới xa hoa hơn 100 tỷ đồng của Brooklyn Beckham và nữ diễn viên Nicola Peltz diễn ra tại dinh thự của gia đình cô dâu tại Palm Beach, Miami (Mỹ). 

Brooklyn Beckham là con trai của cặp vợ chồng nổi tiếng nước Anh Victoria và David Beckham, đã có hàng chục năm xây dựng thành công danh tiếng và nhờ đó phát triển công việc kinh doanh một cách khá thuận lợi. Theo tờ The Mirror, khối tài sản của cặp đôi này đã đạt mức 1 tỷ USD.

Cô dâu Nicola Peltz sinh năm 1995, hơn Brooklyn Beckham 4 tuổi, có cha là doanh nhân tỉ phú Nelson Peltz - sở hữu khối tài sản lên đến 1,7 tỉ USD (38,8 nghìn tỉ đồng) và là tỉ phú giàu thứ 432 ở Mỹ (Theo Forbes). Ông là người đồng sáng lập Công ty Trian Fund Management đồng thời là chủ tịch không điều hành của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Wendy's Company nổi tiếng nước Mỹ.

Hôn nhân của Kim Lim và Leslie Leow, 2021

Tháng 9/2021, Kim Lim chia sẻ tấm ảnh được cầu hôn bằng nhẫn kim cương. Được biết, chồng thứ 2 của Kim Lim có tên là Leslie Leow. Anh cũng là một người bạn lâu năm của tiểu thư nhà họ Lim.
Hôn phu của Kim Lim lái xe Roll Royce đến nhà cô dâu với sính lễ lên tới 2 triệu đô la Singapore (khoảng 34 tỷ đồng). Sính lễ rất nhiều, toàn bộ đều là đồ xa xỉ, quý giá gồm 15 thỏi vàng, 8 cặp vòng tay rồng phượng khổng lồ, 2 sợi dây chuyền vàng, nhẫn và hoa tai bằng vàng đồng, 2 chiếc túi Hermès, giày Jimmy Choo và một cặp đồng hồ Rolex. Tổng giá trị. Và cô dâu Kim Lim là con gái tỷ phú Peter Lim, người từng được Forbes xếp hạng 13 trên 50 người giàu nhất thế giới.

Hôn nhân của Rohan Mehta và Roshni Khemlani, 2015

Rohan Mehta là con trai duy nhất của tỷ phú người Dubai gốc Ấn Độ Yogesh Mehta là người sáng lập ra đế chế Petrochem tại Dubai. Đây là một trong những công ty lớn nhất thế giới về lĩnh vực phân phối Hóa học. Bởi vậy, không có gì bất ngờ khi hôn lễ của cậu con trai duy nhất được ông trùm gốc Ấn tổ chức xa hoa, sang trọng đến mức ngỡ ngàng.Còn cô dâu của Rohan là Roshni Khemlani - đồng sáng lập thương hiệu thời trang xa xỉ Izaak Azanei.

Hôn nhân của Hoàng tử Harry và Meghan Markle, 2018

harry-va-meghan-markle-1649761066.jpeg
Hoàng tử Harry và Meghan Markle. Ảnh: Getty Images

Cuộc hôn nhân của Hoàng tử Harry và Meghan Markle vào năm 2018 từng được ca ngợi như truyện cổ tích. Một cô gái bình thường, da màu đến từ Los Angeles (Mỹ) nên duyên với một hoàng tử nước Anh.

Thế nhưng thực chất Meghan cũng thuộc tầng lớp trung lưu khá nổi tiếng. Cô theo học trường tư thục, du học, thực tập ở nước ngoài và có tiếng tăm tại Hollywood. Vào thời điểm kết hôn với hoàng tử, nữ diễn viên có khối tài sản 3,5 triệu bảng Anh và kiếm được khoảng 330.000 bảng Anh/năm.

Vì vậy, thay vì là chuyện tình Lọ Lem hoàng tử, hôn nhân của Meghan và Harry là một câu chuyện quá đỗi bình thường trong thời đại chúng ta - một người phụ nữ giàu kết hôn với một người đàn ông giàu có.

Hay chuyện con gái lớn của chủ tịch Tập đoàn Amorepacific nên duyên với con trai cả của chủ tịch Tập đoàn Bokwang Investment, và cả những cuộc tình được đồn đoán người đẹp đại gia như tỷ phú Snapchat Evan Spiegel kết hôn với “thiên thần nội y” Miranda Kerr. Trên thực tế, người mẫu Miranda Kerr có giá trị tài sản: 45 triệu USD, 

Lợi ích từ những cuộc hôn nhân tương xứng địa vị và tiền bạc

Những người ưu tú kết hôn với nhau thường sống trong cùng khu phố, học cùng trường, làm cùng công ty... Họ tạo ra và duy trì một nhóm ngày càng bị cô lập với phần còn lại của xã hội.

Tại Hàn Quốc, khảo sát của Leaders Network cho thấy gần 1/3 con cái của 10 tập đoàn kinh doanh lớn nhất Hàn Quốc kết hôn với nhau chủ yếu vì mục đích kinh doanh. Một khảo sát khác, 153 trong số 317 thành viên gia đình sở hữu đại tập đoàn, chiếm 48,3%, đã kết hôn với các nhân vật tài phiệt ngang hàng, theo dữ liệu do CEO Score tổng hợp và công bố.

Theo Rhymer Rigby, những điều kể trên hoàn toàn bình thường và có thể giải thích được. Mọi người có xu hướng kết hôn với người giống mình.

Nhiều nghiên cứu cho thấy xu hướng này đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Nhà kinh tế học Tyler Cowen nói rằng những cuộc hôn nhân như vậy có thể rất tốt cho các bên có liên quan, nhưng chúng “truyền bá sự bất bình đẳng qua nhiều thế hệ”.

“Người giàu kết hôn với nhau để tập trung của cải. Giàu cộng với giàu sẽ trở thành siêu giàu”.

Những người thuộc tầng lớp trung lưu có khả năng kết hôn cao hơn người nghèo. Ở Anh, bạn có thể thấy điều này ở số trẻ em sinh ra ngoài giá thú phần lớn là con của nhóm có thu nhập thấp hơn.
Vì trẻ em thuộc các hộ gia đình đã kết hôn thường có cuộc sống tốt hơn, điều này tiếp tục củng cố quan điểm rằng, hôn nhân giúp tập trung sự giàu có vẫn mang lại nhiều lợi ích hơn cả.

IPPR cũng ghi nhận số lượng cuộc hôn nhân giữa những người thuộc cùng tầng lớp đang gia tăng. Từ những năm 1980 trở đi, việc làm ở tầng lớp trung lưu giảm, bất bình đẳng gia tăng và giáo dục trở nên quan trọng hơn. Và do đó, “mọi người bắt đầu kén chọn hơn đối với người mình gặp gỡ và kết hôn”.

Một nghiên cứu của IPPR - Viện Nghiên cứu Chính sách Công có trụ sở ở London - chỉ ra rằng phụ nữ ngày nay ít mơ mộng về những cuộc hôn nhân kiểu “marry up” (cưới một ai đó thuộc tầng lớp xã hội cao hơn mình). Thay vì cưới một người thuộc tầng lớp trên, họ muốn tự vươn lên bằng sức mình hơn.

Độ tuổi kết hôn gia tăng có nghĩa là mọi người thường sẽ gặp vợ/chồng của mình ở nơi làm việc hơn là trường học. Ngoài ra, các ứng dụng hẹn hò phổ biến ngày nay như Match.com, Tinder cũng khiến các tiêu chuẩn bạn đời thay đổi.

Trong tình yêu và hôn nhân, dù sao đi nữa chết vì nhau vẫn dễ dàng hơn là làm sao để sống trọn đời bên nhau. Bối cảnh văn hóa, giáo dục khác nhau của hai gia đình sẽ dẫn đến cách hành xử khác nhau của mỗi người. Tập quán sinh hoạt khác nhau hình thành tính cách khác biệt đến nỗi khiến người ta nhiều khi trở nên xa lạ và khó thấu hiểu cho nhau, điều này gây những cú sốc nghiêm trọng trong cuộc hôn nhân. Vì thế, những gia đình giàu có kết hôn với nhau – chuyện “môn đăng, hộ đối” cũng có cơ sở của nó.