Chân dung ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

Minh Lâm

Ông Lê Viết Hải vốn là người gốc Huế, lập nghiệp năm 29 tuổi với công ty xây dựng Hoà Bình chỉ 5 kỹ sư và 20 người thợ, đến nay doanh thu thuần năm 2021 của công ty đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng. 

le-viet-hai-hoa-binh-1658251456.jpeg

Tính đến ngày tháng 6/2022, ông Lê Viết Hải sở hữu 38.913.740 cổ phiếu của công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC), chiếm 15,84% cổ phần. 

Ngày 20/6, ông thông báo đăng ký mua 10.000.000 cổ phiếu của người nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 26/6 đến ngày 22/07/2022 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận tại thời điểm giao dịch. 

Giá trị giao dịch dự kiến tính theo mệnh giá là 100 tỉ đồng. Được biết, việc mua vào lần này của ông Hải nhằm bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.

Dự kiến, khi giao dịch thành công, sau ngày 22/7, ông Hải sẽ sở hữu gần 49 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu 19,91%, tương đương với khối tài sản 960,4 đồng (Theo giá cổ phiếu ngày 19/7/2022).

Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên của Hoà Bình, doanh thu thuần năm 2021 công bố là 11.355 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 103 tỷ đồng, đạt 42,7% kế hoạch, tăng 19,2% so với năm 2020.

Năm 2022 này, Hòa Bình đặt mục tiêu kế hoạch hoạt động với tổng doanh thu 17.500 tỉ đồng, tăng 54,1% so với kết quả năm 2021; lợi nhuận sau thuế 350 tỉ đồng, tăng 261% so với kết quả năm 2021.

Dưới đây là hành trình của vị doanh nhân gốc Huế này:

Ông Lê Viết Hải sinh ngày 12/11/1958, có quê quán tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Hải sinh ra trong một gia đình có 11 anh chị em, bố làm hiệu trưởng trường Bồ Đề (Huế), mẹ kinh doanh buôn bán nhỏ. 

le-viet-hai-ra-sach-1658252169.jpeg
Nhà sáng lập lý tặng trên cuốn sách "Thập kỷ vàng trang sử mới", kể về câu chuyện Hoà Bình. Ảnh: Thanh niên

Năm lên 9 tuổi, gia đình ông Hải chuyển vào Sài Gòn. Ông thường phải phụ bố mẹ làm nhiều công việc để trang trải cuộc sống gia đình, từ mua bán thuốc tây, điện máy, cho đến việc hợp tác mở trường tư thục, sản xuất bánh mứt,… Dù hoàn cảnh gia đình không mấy dư giả nhưng ông Hải vẫn được cha mẹ cho học hành đầy đủ.

Năm 1985, ông Hải tốt nghiệp Kiến trúc sư của Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, đầu quân vào làm việc tại công ty quản lý nhà với công việc thiết kế thi công một số công trình nhà ở tư nhân.

Ngay thời điểm tốt nghiệp, nhận thấy sau giải phóng thì nhu cầu của xã hội trong ngành xây dựng rất lớn, dù ngành kiến trúc và xây dựng là hai nghề khác nhau nhưng ông chọn ngành xây dựng ngay từ đầu để nắm bắt thời cơ.

Năm 1987, ông Hải thành lập và làm Giám đốc điều hành Văn phòng Xây dựng Hòa Bình với 5 kỹ sư và 20 người thợ.

Năm 1993 – 1997, ông Hải quyết định mở rộng đầu tư các xưởng sản xuất và thành lập 2 xưởng Mộc Hòa Bình và Sơn Hòa Bình. 

Vào năm 1997, ông Lê Viết Hải không ngừng đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật theo chiều sâu, Công ty Xây dựng Hòa Bình bắt đầu áp dụng quy trình ISO 9000 và quy trình Quản lý Chất lượng toàn diện (TQM) nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng công trình.

Ngày 01/12/2000, Văn phòng Xây dựng Hòa Bình chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình). Từ năm 2020, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình.

Ngày 27/12/2006, cổ phiếu Hòa Bình chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE: HBC).

Từ năm 2017 đến 2020, ông đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc – Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Đến 23/7/2020, ông Hải trao chức vụ Tổng giám đốc cho con trai là Lê Viết Hiếu, vừa là chuyển giao quyền lực và cũng để phù hợp quy định về quản trị doanh nghiệp khi chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm CEO của cùng một công ty đại chúng.

le-viet-hai-le-viet-hieu-1658251576.jpeg
Ông Lê Viết Hải và con trai Lê Viết Hiếu tại lễ công bố Tổng giám đốc mới của Hoà Bình. Ảnh: HB

Thời điểm Lê Viết Hiếu lên thay là giai đoạn doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hoà Bình trong quý III/2020 giảm 43% so với cùng kì năm trước, đạt hơn 2.635 tỉ đồng,

Đến ngày 23/7/2022, con trai ông sẽ rời vị trí Tổng giám đốc, hiện chưa rõ ai sẽ là người lên nắm quyền.

Ngoài kinh doanh, ông còn có niềm đam mê với âm nhạc, chụp ảnh và có nhiều “tài lẻ”. Ông Hải chơi được tất cả các nhạc cụ như guitar, violin, sáo, harmonica, mandolin... "Biết thì có biết. Điêu luyện thì không", ông khiêm nhường nói.

ong-le-viet-hai-hoa-binh-1658251801.jpeg
Ông Lê Viết Hải tại buổi lễ kỉ niệm gia đình. Ảnh: Tổng hợp

Những dự án tiêu biểu mang dấu ấn Lê Viết Hải và Hoà Bình

Những dự án bất động sản đầu tiên mà ông Hải xây dựng như: khách sạn Riverside trên đường Tôn Đức Thắng (TPHCM), khách sạn International, Food Center of Saigon, Tecasin Business Center and Serviced Apartments.

Thiện các công trình Nhà máy nước ép trái cây Delta (Long An). Tương tự, các công trình làm nên tên tuổi Hòa Bình như: Saigon Sky Garden Apartments, Stamford Court, Riverside Aparment, Legen Hotel, Melinh Point Tower, Ocean Place (nay đổi tên là Sheraton Plaza)…

Một số dự án xây dựng có quy mô lớn như: Dự án Saigon Centre giai đoạn 2, The Ascent Condominiums, Estella Heights, dự án mở rộng Nhà ga quốc tế T2 Tân Sơn Nhất và Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay Đà Nẵng...
Ngày 18/08/2020, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cùng ông lớn Vingroup chính thức cất nóc Tòa P10 thuộc lô F5 CH1 thuộc dự án Vinhomes Smart City.

intercontinental-phu-quoc-hoa-binh-1658252001.jpeg
InterContinental Phú Quốc, công trình do HBC tham gia xây dựng. Ảnh: InterContinental

Không dừng lại thị trường trong nước, ông Hải dẫn dắt đội ngũ nhân viên Hòa Bình bước chân ra thị trường xây dựng nước ngoài. 

HBC lần đầu tiên xuất ngoại cách đây đúng 10 năm vào 2011, tham gia quản lý dự án cao cấp Le Yuan Residence ở Kuala Lumpur, từ đó có bước tiến mở rộng sang Myanmar, Kuwait… từng bước thâm nhập thị trường thế giới dù gặp không ít khó khăn. Từ chỗ chỉ làm thầu phụ cho nhà thầu quốc tế ở các dự án quy mô thì đến nay năng lực của nhà thầu nội không còn thua kém bất cứ nhà thầu ngoại.

Tập đoàn Hòa Bình hợp tác với tập đoàn UOA của Malaysia để xây dựng dự án khu dân cư Le Yuan gồm 670 căn hộ có bãi biển nhân tạo ngay tại thủ đô Kuala Lumpur. Không chỉ có Malaysia, Hòa Bình lại tiếp tục tìm kiến cơ hội tại thị trường mới đầy triển vọng như Myanmar, Lào, … 

Thị trường xây dựng nước ngoài rộng lớn và tiềm năng là cái đích mà HBC muốn chinh phục, là con đường phát triển kể từ khi đặt chân ra nước ngoài vào thập kỷ trước cũng như xác định cho mình vai trò tiên phong, vai trò cánh chim đầu đàn của ngành xây dựng nước nhà. 

“HBC không thể cứ đi giải những bài toán đơn giản, không thể mãi bước đi trên con đường bằng phẳng để có được thành công rực rỡ và xứng đáng để doanh nghiệp tự hào”. Ông Lê Viết Hải vẫn thường nhắc nhở, khích lệ cho bản thân mình và nhân viên, rằng “chính những bài toán khó, chính những thử thách cam thử thách cam go mới xứng đáng để chúng ta nỗ lực”.

Năm 2019, thị trường của ngành bất động sản ở Việt Nam tiếp tục khó khăn kéo dài do không có nhiều dự án mới được cấp phép, HBC vẫn nỗ lực xoay sở tìm các dự án dân dụng vốn là thế mạnh của doanh nghiệp và đã tích cực chuyển hướng tiếp cận, mở rộng năng lực sang thi công các dự án công nghiệp, cuối năm dù không đạt tăng trưởng như mục tiêu song vẫn đem về cho công ty doanh thu 18.822 tỷ đồng - là công ty xây dựng trong nước có doanh thu cao nhất năm đó.

Ngoài lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp này còn đầu tư trực tiếp một số dự án trong và ngoài nước. Trong đó có dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo Hòa Bình – HBIC tại Lô E2a-9, lô E2a-11, Khu công nghệ cao, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP.HCM, có diện tích 2,45 ha với tổng mức đầu tư 900 tỉ đồng; 

Hiện nay, Công ty có hơn 3.042 nhân viên và 5 công ty thành viên. Theo chiến lược 2022-2032, Hòa Bình đặt mục tiêu phát triển thị trường nước ngoài, duy trì tốc độ phát triển doanh thu xấp xỉ 20 tỉ USD và lợi nhuận gần 1 tỉ USD đến năm 2032.