Chuyện nghề của ông chủ ABC Bakery Kao Siêu Lực: không cho hoá chất vào bánh, không lợi dụng thời cơ để tăng giá và cuộc chuyển giao thế hệ

Martha Hudson

Là một trong 28 thợ làm bánh nổi tiếng thế giới, đi lên từ chân sai vặt, từ chiếc bánh bông lan thành công đầu tiên đến chuỗi 30 cửa hàng trên Toàn quốc, xuất khẩu hàng triệu USD bánh đi Nhật Bản, Đông Nam Á, đó là kết quả từ bản lĩnh mang tên “Kao Siêu Lực”.

ong-kao-sieu-luc-bakery-va-cac-con-1659668313.png
Ông Kao Siêu Lực cùng thế kệ kế cận của ABC Bakery.

Ông Kao Siêu Lực là Giám đốc Công ty ABC Bakery, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á, sinh ngày 28/2/1963 trong một gia đình gốc Hoa.

Dù đã được kể nhiều lần, câu chuyện về chủ thương hiệu bánh ABC Bakery vẫn luôn mới, vì cứ mỗi năm, cộng đồng lại có dịp chứng kiến những bước đi bất ngờ. Song song đó, cuộc đời thăng trầm của ông chủ Kao Siêu Lực vẫn là hành trình khởi nghiệp đầy cảm hứng.

kao-sieu-luc-abc-bakery-1659668422.jpeg

Ông Kao Siêu Lực không biết tiếng Việt, cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn Pol Pot

Cha mẹ ông Kao Siêu Lực sang Campuchia kinh doanh, cũng từng cho cậu bé Kao Siêu Lực một cuộc sống như một cậu ấm đủ đầy.   

Nạn Pol Pot – Khmer Đỏ lúc bấy giờ xảy ra, gia đình ông sau đó phải sang Việt Nam để lánh nạn. 
Năm 1979, Gia đình ông Lực đặt chân tới TP. Hồ Chí Minh. Thời gian đó, Kao Siêu Lực ở tuổi đôi mươi đã phải làm việc rất vất vả để mưu sinh trong hoàn cảnh xa lạ.

Vì không hiểu tiếng Việt nên ông đi xin việc ở đâu cũng khó, chẳng ai nhận. Có nơi nhận ông làm chân sai vặt nhưng người ta nói ông không hiểu. Họ la mắng, chửi bới rồi cho nghỉ việc. Ông làm cửu vạn ở bến xe, nặng nhọc, từng phải chạy xe ba gác thuê đến tận 12 giờ đêm.

Sau chuỗi ngày làm việc vất vả, Kao Siêu Lực nhận ra mình không muốn làm công nữa. Từ đó, ông chuyển sang buôn bán gạo và giao bột mì cho các lò bánh.

Đến với nghề bánh, cùng sáng lập và chia tay thương hiệu bánh Đức Phát nức tiếng

Thời gian đầu, Kao Siêu Lực đã bắt đầu đến các lò bánh để học cách làm. Bánh bông lan là sản phẩm đầu tiên mà ông thử nghiệm thành công.

Vào năm 1984, ông Kao cùng vợ mình là bà Dư Đức Phát đã sáng lập nên Đức Phát. Lò bánh của gia đình tọa lạc trong một con hẻm nhỏ đường 3/2, chủ yếu làm các loại bánh truyền thống như bông lan, bánh mì, chủ yếu là bỏ mối cho các quán ăn và chợ… 

Nhờ vào tay nghề, hiểu khẩu vị người tiêu dùng, tiếng lành đồn xa nên lò bánh chỉ vỏn vẹn 4 công nhân này càng ngày đông khách hàng. 

Năm 1992, ông mở thêm một tiệm bánh nữa trên đường Nguyễn Du, quận 1. Sau hơn 20 năm, tên tuổi của hiệu bánh Đức Phát ngày càng phát triển. Điều may mắn, thương hiệu nhận được sự ủng hộ của cả khách hàng trong và ngoài nước.

chuyen-nghe-cua-ong-chu-abc-bakery-kao-sieu-luc-khong-cho-hoa-chat-vao-banh-khong-loi-dung-thoi-co-de-tang-gia-va-cuoc-chuyen-giao-the-he-1659668615.png
Ông Kao Siêu Lực.

Nhưng đến năm 2005, khi sự nghiệp đang trên đà phát triển, thương hiệu Đức Phát trở thành cái tên quen thuộc tại TP HCM thì xảy ra biến cố gia đình, vợ chồng ông ly hôn. 

Khi đó, ông nhận được hỗ trợ của cộng đồng người Hoa làm ăn với nhau, như ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT Kinh Đô lúc bấy giờ. Ông Kao chia sẻ: “Lúc đó tôi có ăn sáng với anh Thành, kể lại chuyện gia đình, anh Thành tôi coi như anh hai. Dù hai người cùng là làm ngành bánh, nhưng đồng hành chung để xây dựng thị trường bánh. Anh Thành kinh nghiệm hơn tôi, câu đầu tiên anh nói phải giành lại thương hiệu, nhưng tôi đấu tranh không lại, nên rất đau lòng. Một lần nữa đứng lên, ý chí của tôi rất mạnh. Tôi nghĩ thương hiệu Đức Phát cũng một tay tôi dựng lên, tại sao mình không tạo dựng được ABC, hai anh em đã chia sẻ lối đi thế nào cho ABC, tôi đã học hỏi anh Thành nhiều cái hay”.

Kao Siêu Lực nhượng lại thương hiệu Đức Phát cho bà. Ông ra đi gần như trắng tay, với 400 USD tiền mặt trên người, 10 cửa hàng và 1 xưởng sản xuất.

Thương hiệu bánh ABC Bakery ra đời 

Ông ly hôn, đảm nhận vai trò nuôi dạy các con và những áp lực làm sao có tiền cho con tiếp tục ăn học, những người công nhân lâu năm theo ông, sẵn sàng chia sẻ không cần lương, ông không thể nói lời chia tay với họ.

Làm lại từ đầu với thương hiệu mới, ông đặt tên ABC Bakery, ba chữ ABC cũng là tên tiếng Anh viết tắt của ba con ông: Angiela (con gái thứ Kao Huy Minh), Bruch (con trai út Kao Hớn Phong) và Christine (con gái đầu Kao Huy Phương). Đồng thời, ABC cũng được dịch thành Asia Bakery Confectionery. 

Thấy tương lai của nghề bánh, ông thế chấp nhà cửa để xây dựng xưởng mới, nhập thêm máy móc thiết bị. Đồng thời, ông tự mình thiết kế máy làm bánh, uốn nắn từng khuôn bánh sao cho đẹp mắt nhất. 

Theo ông Kao, tiêu chí đầu tiên của một chiếc bánh chính là thẩm mỹ. “Một chiếc bánh đẹp về mẫu mã sẽ là điểm nhấn đầu tiên cho người mua lựa chọn.”
Không những thế, vẫn cung cấp bánh cho hệ thống cửa hàng của vợ cũ, đợi cho đến khi bà xây dựng xưởng mới, ổn định nhân sự xong mới ngừng cung cấp bánh.

Tâm huyết của Kao Siêu Lực 

Năm 2007, Kao Siêu Lực đưa ABC trở thành doanh nghiệp bánh Việt Nam đầu tiên tham gia Hiệp hội bánh mì quốc tế. Không những thế, ông còn vinh dự được mời làm giám khảo của các cuộc thi làm bánh lớn trên thế giới.

Đến năm 2008, khi các thương hiệu nước ngoài đến Việt Nam, họ đều tin tưởng chọn ABC làm đối tác. Từ chuỗi thức ăn nhanh quốc tế McDonald’s, Burger King... đến các chuỗi cà phê, siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tiếng như Aeon, Family Mart, Circle K,…

Bánh mì thanh long: chia sẻ công thức để ai cũng có thể làm

chuyen-nghe-cua-ong-chu-abc-bakery-kao-sieu-luc-khong-cho-hoa-chat-vao-banh-khong-loi-dung-thoi-co-de-tang-gia-va-cuoc-chuyen-giao-the-he-1659668546.png
Ông Kao cùng mẻ bánh mì thanh long.

Năm 2020, sau Tết Nguyên đán, ông Lực đi công tác miền Tây, qua Vĩnh Long ông ghé thăm một số nhà nông. Người ta đón ông bằng nụ cười mếu máo, chỉ vào hàng tấn thanh long đang "đắp chiếu" do ảnh hường của dịch bệnh COVID - 19 không thể xuất khẩu, đó cũng là một trong những lý do thôi thúc ông làm bánh mì thanh long, thử nghiệm tới lui, trải qua nhiều mẻ hư cho đến khi thành chiếc bánh hoàn chỉnh.

Kao Siêu Lực công công khai chia sẻ với cộng đồng công thức làm bánh mỳ thanh long, nói nguyện vọng lớn nhất của mình là đưa bánh mỳ thanh long trở thành văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, khẳng định giá trị nông sản Việt.

Ban đầu một ngày ABC làm 300 kg thanh long; 3 ngày sau tăng lên 1 tấn/ngày; 10 ngày sau tăng lên 2,5 tấn/ngày. Cùng với đó, giá thanh long của người nông dân bán ra tăng lên từ 4 nghìn đồng/kg lên 25 nghìn/kg.

Ông Kao Siêu Lực cho rằng, hiện nay, Việt Nam còn rất nhiều nông sản giá trị khác như: Bơ, khoai môn, củ dền… Bằng kinh nghiệm nhiều năm tích lũy được trong nghề làm bánh, ông sẽ dần dần nghiên cứu và tìm cách để nâng cao giá trị của những nông sản ấy để quảng bá đến bạn bè quốc tế.

Cương quyết không tăng giá trong bối cảnh vật giá leo thang

Mới đây, 8/2022, trong bối cảnh vật giá leo thang, ông Kao Siêu Lực cho biết ABC vẫn không tăng giá. Ông nói những nguyên liệu quan trọng nhất với phía ông để làm bánh là bột mì và bơ dù nhập khẩu nhưng không có tình trạng mỗi ngày một giá.

Ông nói thêm: "Chúng tôi gần như độc quyền cung cấp hamburger cho các hệ thống thức ăn nhanh trên địa bàn thành phố. Với lợi thế này, chúng tôi hoàn toàn có thể tăng giá bán với lý do nguyên liệu nhập khẩu tăng giá. Nhưng mình không thoải mái khi lợi dụng tình hình như thế".

Về xung đột tại Ukraine, ông Lực chia sẻ phải đến chu kỳ tháng 10 tới đây thì nông sản nguyên liệu nhập khẩu nếu có ảnh hưởng từ thì mới tác động đến doanh nghiệp của ông.

Cách ông Kao chuyển giao ABC Bakery cho thế hệ kế cận

Bởi từng phải trả giá đắt cho lần khởi nghiệp đầu tiên nên ông rất coi trọng việc chuyển giao thế hệ cho các con, ông cho rằng đó là cách tốt nhất để bảo tồn và phát huy sức mạnh thương hiệu. 

Để cuộc chuyển giao thế hệ của ABC êm đẹp, ông Lực cho biết: “Tôi sống trước hết vì các con rồi mới đến thiên hạ. Để các con tiếp tay nghề của mình, nếu không chuẩn bị đàng hoàng họ sẽ chịu không nổi, sẽ buông thôi, làm sao cho con không bị áp lực là cả thách thức lớn. Lớp trẻ có ăn học theo kiểu nước ngoài, tôi rất tán thành. Họ quản lý nhẹ nhàng hơn mình. Trước đây mình làm theo kiểu gia đình, cái gì cũng dễ dãi, giờ tiếp quản hơi khó. Mình lớn rồi, các cháu mới vô, có đầu óc suy nghĩ theo lối mới cũng có nhiều cải cách, đổi mới. Tuy nhiên phải cần quá trình để nội bộ công ty đều đồng lòng, đó là quan trọng nhất, mình phải bỏ công sức để dàn xếp rất nhiều”.

Ông thường xuyên kể lại 4 kinh nghiệm kinh doanh cho con nghe: “Thứ nhất làm gì cũng lấy lương tâm làm đầu, dứt khoát không cho hóa chất vào bánh. Thứ hai làm việc phải biết người biết ta, đừng coi lao động là công nhân, nên coi là anh em đồng lòng hơn, dễ nói chuyện hơn, để tạo đoàn kết nội bộ. Thứ ba trong làm ăn phải đối mặt với hiện thực, thận trọng, đối với khách hàng phải khiêm tốn, giữ uy tín chung. Thứ tư cố gắng thu xếp phần sản xuất luôn hiệu quả, hạn chế tiêu hao, chi phí thấp nhất”.

Trong quá trình kinh doanh, ông xem xét từng con số để tìm ra chi phí hợp lý, chia xẻ các con làm sao để tạo ra giá cả hợp lý. Cùng các con xây dựng ABC, ông Kao Siêu Lực phụ trách phần sản phẩm, Kao Huy Phương phụ trách mảng đối ngoại - kinh doanh và Kao Huy Minh phụ trách đối nội - nhân sự.

Sau khoảng 10 năm đồng hành cùng nhau, 3 cha con nhà họ Kao giúp ABC Bakery chuyển mình mạnh mẽ. Ước tính, từ 10 cửa hàng ban đầu, ABC Bakery đã phát triển thành 30 cửa hàng,4 xưởng bánh, phát triển kênh B2B và xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản và Đông Nam Á. ABC Bakery đang là nhà cung cấp cho khoảng gần 50 thương hiệu F&B quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam – chiếm 50% doanh thu chung của thương hiệu.