Giày chạy bộ NFT giá nghìn USD lao dốc, nhiều người lo sợ mất trắng

Đồng Quang

Sự sụp đổ của Luna khiến nhiều người mất trắng cũng không ngăn được nhiều người tham gia giao dịch tiền số. Mới đây, giày chạy bộ NFT lại khiến người dùng lo lắng khi giá token trong ứng dụng StepN liên tục giảm mạnh.

Giá token trong ứng dụng StepN giảm mạnh, tin xấu liên tục xuất hiện khiến nhiều người bất an khi thấy thời gian thu hồi vốn ngày một dài thêm.

Những đồng tiền ... lao dốc

Sau gần một tháng tìm hiểu kỹ, đến giữa tháng 4, Ngọc Thảo mới quyết định bỏ ra hơn 2.000 USD để mua giày NFT và tham gia trào lưu "chạy bộ kiếm tiền" . "Lúc tôi vào thị trường, giá token GMT trong ứng dụng StepN là 3,5 USD. Chỉ một tuần sau, token này giảm xuống 2,5 USD và hiện còn 1,18 USD", Thảo nói. "Tôi ước tính chỉ cần 6-8 tuần là bắt đầu có lãi, nhưng hiện vẫn chưa thu được một nửa số tiền bỏ ra".
Giá token của dự án liên tục xuống thấp, không ít người tham gia StepN lo ngại họ có thể mất trắng nếu dự án sụp đổ. "Tôi đang rất bối rối, không biết nên bán hay giữ token dù đã tham khảo nhiều người có kinh nghiệm. Không ai đưa ra được lời khuyên chính xác vì chính họ cũng đang đứng ngồi không yên khi giá giày lao dốc", Thảo nói.

giay-chay-bo-nft-gia-nghin-usd-lao-doc-nhieu-nguoi-lo-so-mat-trang-1654190396.jpeg

Trên Telegram, quản trị viên nhóm StepN Việt Nam với gần 30 nghìn thành viên thậm chí phải thông báo tạm đóng chat, chờ tâm lý người chơi ổn định lại khi thấy tràn ngập các thảo luận tiêu cực về dự án.

Ông Phan Tùng, giám đốc một công ty blockchain lớn tại TP HCM, nêu hai kịch bản với người chơi StepN. Trong trường hợp người dùng vẫn tin tưởng dự án và tiếp tục tham gia trào lưu chạy bộ kiếm tiền, giá token có thể tăng. Tuy nhiên, để làm được điều đó, đội ngũ vận hành cần có kế hoạch rõ ràng bởi hiện nay, nhiều người tham gia với mục đích "kiếm tiền" thay vì "chạy bộ". Số người mua giày để bán kiếm lời ngày một nhiều khiến lượng giày bị bán ra quá lớn, cung vượt quá cầu. Vì vậy, đội ngũ phát hành phải tìm ra phương án để cân bằng nền kinh tế, nếu không giá token sẽ tiếp tục đi xuống.

Kịch bản xấu hơn là giá GTS tiếp tục giảm khi cộng đồng mất niềm tin. "Một số cho rằng việc StepN sắp bị chặn ở Trung Quốc khiến người chơi nước này 'xả' giày. Tuy nhiên, số lượng người chơi StepN ở Trung Quốc không quá lớn để có thể gây ra cuộc khủng hoảng. Nguyên nhân lớn hơn có thể do những người chơi giai đoạn đầu đã kiếm được lời nên đồng loạt rút lui. Tâm lý cực đoan phủ kín thị trường như hiệu ứng domino khiến mọi thứ trở nên tồi tệ", ông Tùng nói.
Trước đó, 

Rủi ro từ trào lưu mua “giày ảo” giá nghìn USD để... kiếm tiền đã được cảnh báo trước đó

Không ít người sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu, thậm chí cả tỉ đồng để mua một đôi giày ảo, tiền ảo sau đó sẽ cố chạy để đạt điểm hòa rồi có lãi. Tiền đầu tư là thật, nhưng họ lại nhận về những đôi giày ảo. Nhiều chuyên gia cho rằng đầu tư vào trò chơi này ẩn chứa nhiều rủi ro. Bởi đây là một hình thức đa cấp biến tướng kiểu mới kết hợp giữa đầu tư tiền ảo và chạy bộ.
Chạy là có tiền
Trên một diễn đàn của sinh viên miền Bắc, tài khoản Lê Thúy có dòng trạng thái thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các thành viên: “Tuyển người chạy bộ (vừa có sức khỏe, vừa có tiền). Điều kiện: Có kỹ năng chạy bộ; chạy đều với tốc độ 8-12km/h; chạy vào thời gian cố định là 18h; chạy hàng ngày và lâu dài; chạy khoảng 20km/ngày (có thể lập đội 5-7 người tiếp sức). Tiền thưởng 1 triệu đồng/ngày, nhận tiền theo tuần (1 tuần/lần)…”.

Theo tìm hiểu của Công an nhân dân (Cand), thực chất đây là một hình thức đa cấp kiểu mới kết hợp giữa đầu tư tiền ảo và chạy bộ. Người chơi phải tải app về điện thoại và đặt mua đôi giày ảo lên đến 20 triệu đồng. Sau khi đặt tiền mua giày, người chơi được hứa trả số tiền hậu hĩnh, có thể lên tới 30USD/ngày. Điều đặc biệt, đôi giày mà người tham gia bỏ tiền mua lại là một đôi giày ảo, nhưng tiền mua là thật. Người chơi càng đầu tư nhiều giày sẽ càng thu được nhiều tiền.

Tuy nhiên, số tiền người tham gia nhận được chỉ là tiền ảo có tên GST. Số tiền ảo này sẽ được chuyển về ví của app, sau đó lại chuyển tiếp một lần nữa về ví của sàn Binance, từ đây người chơi mới được nhận tiền thật từ sàn giao dịch điện tử toàn cầu (Binance). Đây là một dự án đi bộ kiếm tiền, Token quản trị của trò chơi này được sàn Crypto Binance niêm yết nên thông tin về trò này được hầu hết người giao dịch coin qua Binance biết đến từ đầu tháng 3.

Đây không phải là lần đầu tiên hình thức “chạy ra tiền” này xuất hiện. Khi đã bỏ ra tới vài chục triệu đồng để mua một đôi giày không đúng giá trị thật, người chơi sẽ cố chạy để đạt điểm hòa vốn rồi có lãi, nhưng để có lãi, người chơi sẽ phải tiếp tục “bơm” tiền cho app để kiếm được nhiều lãi hơn. Theo nhiều chuyên gia thì StepN rất dễ đi vào con đường của Axie Infinity.
Đó chính là những người chơi sau sẽ chịu “thiệt” và thậm chí còn là đối tượng sẽ tạo ra doanh thu cho những người trước đó. Chưa kể, nhiều ý kiến còn cho rằng về bản chất, StepN vẫn là một tựa game NFT, và đầu tư thì lúc nào cũng có rủi ro. Thế nên, nếu bạn là một người ưa chạy bộ, thích thể thao kèm theo một chút thú vị thì hoàn toàn có thể thử trải nghiệm StepN, còn nếu coi đây là một tựa game để đầu tư thì hãy cân nhắc và cẩn trọng trước khi quyết định.

StepN là gì?

StepN là ứng dụng chạy bộ kiếm tiền (move to earn - M2E) do công ty Satoshi Lab phát triển và ra mắt cuối năm ngoái. Ứng dụng được xây dựng trên hệ sinh thái blockchain Solana, do hai doanh nhân gốc Trung Quốc là Jerry Huang và Yawn Rong sáng lập, hiện đặt trụ sở ở Australia. Để tham gia, người dùng cần mua một NFT giày ảo và bắt đầu chạy bộ ngoài đời thực. Số tiền kiếm được mỗi ngày tùy vào loại giày sở hữu và kỹ năng di chuyển.

Ngay sau khi niêm yết trên sàn Binance đầu tháng 4, dự án tạo nên cơn sốt mới ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên chỉ một tháng sau, giá token của dự án này bắt đầu giảm.

Cuối tuần qua, đại diện StepN thông báo sẽ chặn người dùng tại Trung Quốc từ 15/7 nhưng không nêu lý do cụ thể. Theo SCMP, nguyên nhân có thể xuất phát từ lệnh cấm tiền số ở nước này. Trong khi đó, trang Wu Blockchain cho rằng mô hình hoạt động của StepN có khá nhiều điểm tương đồng với mô hình đa cấp tên QuBu từng bị chính phủ Trung Quốc cấm.