Lee Jae-yong chính thức kế vị chủ tịch tập đoàn Samsung 250 tỷ USD của cha

Hà Lam

Theo Bloomberg, tân Chủ tịch Samsung sở hữu 1,63% Samsung Electronics và 18,13% cổ phần của công ty cổ phần Samsung C&T Corp. Ông Lee hiện sở hữu khối tài sản giá trị khoảng 5,9 tỷ USD, kế vị trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc cận kề suy thoái.

lee-jae-yong-chinh-thuc-ke-vi-chu-tich-tap-doan-samsung-250-ty-usd-cua-cha-1666866766.jpeg
Ông Lee Jae-yong, trai cả và con trai duy nhất của cố chủ tịch thứ 2 - Lee Kun-hee và là cháu nội của người sáng lập Samsung Lee Byung-chul. Ảnh: Bloomberg

Ngày 27/10, Hội đồng quản trị tập đoàn Samsung đã thông qua quyết định bổ nhiệm phó chủ tịch Lee Jae-yong làm chủ tịch, trong bối cảnh khủng hoảng chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị đang ảnh hưởng đến nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới.

Samsung hiện là nhà sản xuất điện thoại sử dụng phần mềm Android của Google lớn nhất, có giá trị ước tính 250 tỷ USD.

Theo Bloomberg, tân Chủ tịch Samsung sở hữu 1,63% Samsung Electronics và 18,13% cổ phần của công ty cổ phần Samsung C&T Corp. Ông Lee hiện sở hữu khối tài sản giá trị khoảng 5,9 tỷ USD.

Ông Lee Jae-yong - còn được biết đến với tên gọi Jay Y. Lee, là doanh nhân người Hàn Quốc và chủ tịch đương nhiệm thế hệ thứ 3 của tập đoàn Samsung. Ông là con trai cả và con trai duy nhất của Lee Kun-hee - cố chủ tịch thế hệ thứ 2 của tập đoàn này.

Sau khi thế hệ thứ 2 của Samsung qua đời, vị trí chủ tịch bị bỏ trống cho đến nay. Con trai duy nhất của cố chủ tịch Lee Kun-hee đã trì hoãn lên vị trí này hơn hai năm so với dự kiến sau khi cha qua đời vào năm 2020, vì liên quan tới các cuộc điều tra về sai phạm trong việc sáp nhập công ty con và lãnh án tù.

Ông Lee kế thừa vị trí của cha sau khoảng thời gian bị giám sát chặt chẽ, sau các cuộc điều tra hối lộ và tham nhũng từ năm 2017. 

Ông Lee kế nhiệm cha trong bối cảnh báo cáo thu nhập tập đoàn Samsung đáng thất vọng và đưa cảnh báo rằng họ không lường trước được sự phục hồi của nhu cầu công nghệ cho đến nửa cuối năm 2023. 

Việc ông Lee nắm vị trí Chủ tịch tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế đất nước trong bối cảnh suy thoái. Dự kiến, trong thời gian ngắn sau đi đương vị, ông Lee sẽ không tạo ra những thay đổi đáng kể. 

Trên thực tế, dù đảm nhận vai trò phó chủ tịch tập đoàn tước đó, ông Lee Jae-yong đã điều hành Samsung từ năm 2014. Tuy nhiên, với chức danh chính thức này, ông Lee có thể làm được nhiều hơn trong nỗ lực hướng Samsung đẩy mạnh vào lĩnh vực chất bán dẫn và công nghệ sinh học.

"Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng. Giờ là lúc chúng ta lên kế hoạch cho bước đi tiếp theo. Bây giờ là lúc để hành động, hãy mạnh dạn và kiên định trong trọng tâm của chúng ta", ông Lee nói.

Kể từ khi ông nội của tân chủ tịch là Lee Byung-Chull thành lập Samsung vào năm 1938, tập đoàn này đang bước vào giai đoạn căng thẳng. Cụ thể, Samsung đang đứng trước lựa chọn quan trọng khi các quốc gia lớn từ Mỹ đến châu Âu đang thúc giục Samsung tăng cường đầu tư để đảm bảo nguồn cung chip. Chiến dịch của Washington nhằm kiềm chế tham vọng sản xuất chip của Trung Quốc đang dần buộc các đồng minh như Hàn Quốc - quốc gia phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu của Trung Quốc - phải chọn một bên. 

Đồng thời, sự phát triển của công nghệ với các bước tiến mới về trí tuệ nhân tạo, siêu máy tính đang buộc những tập đoàn công nghệ phải thích nghi và có thay đổi chiến lược về tương lai.

Trong vài thập kỷ dưới sự hướng dẫn của cha mình, ông Lee là người xây dựng mạng lưới ảnh hưởng toàn cầu, trở thành người cứu trợ của quốc gia trong cuộc khủng hoảng đại dịch và thiếu chip. 

Ông đóng vai trò kết nối giữa các công ty và chính phủ, giúp tăng cường sản xuất khẩu trang và vaccine cũng như mở rộng đầu tư chip.
Các nhà đầu tư hy vọng sự trở lại của Lee sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại Samsung thông qua những thương vụ mua bán và sáp nhập lớn. Họ cũng tin sự kiện này sẽ đẩy nhanh các quyết định chiến lược về nơi Samsung nên đầu tư vào công nghệ trong tương lai, nâng cao giá trị của cổ đông.

Ông Lee gia nhập Samsung Electronics vào năm 1991 và chín năm sau, ông được thăng chức Phó chủ tịch vào năm 2012. Ông có công trong việc phát triển lĩnh vực kinh doanh điện thoại, TV và linh kiện - bao gồm cả việc tạo dựng quan hệ đối tác với Apple Inc. và Google. 

Ông Lee Jae-yong có bằng đại học về lịch sử Đông Á tại Đại học Quốc gia Seoul, ngôi trường hàng đầu Hàn Quốc, và bằng thạc sĩ tại Đại học Keio của Nhật Bản. Ông Lee đã theo học tiến sĩ tại Trường kinh doanh Harvard.

Năm 2017, ông Lee bị tuyên xử 5 năm tù giam về nhiều tội danh, trong đó có hối lộ và biển thủ. Đến tháng 2-2018, một tòa án phúc thẩm giảm bản án đối với ông Lee xuống chỉ còn 2 năm 6 tháng tù treo.

Ông Lee Jae-yong từng ngồi tù 18 tháng vì tội hối lộ trong vụ bê bối dẫn tới các cuộc biểu tình lớn và khiến Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Park Geun-hye bị phế truất năm 2017, theo Reuters. 
Tháng 1-2021, ông Lee Jae Yong bị Tòa án cấp cao Seoul tuyên 30 tháng tù vì tội hối lộ để giành sự ủng hộ trong việc kế vị và đảm bảo quyền kiểm soát tập đoàn, trong phiên xét xử lại vụ án hối lộ liên quan cựu tổng thống Park Geun Hye.

Cách đây không lâu, ngày 12/8/2022, Bộ Tư pháp Hàn Quốc nói rằng, đây là động thái cần thiết để giúp vượt qua "cuộc khủng hoảng kinh tế quốc gia". Phát biểu trước truyền thông vào thời điểm đó, Lee đã xin lỗi công chúng Hàn Quốc và hứa sẽ có sự bắt đầu lại.

Việc thay đổi tân chủ tịch tập đoàn Samsung sẽ tác động không chỉ hoạt động của tập đoàn Samsung, lĩnh vực công nghệ, mà còn ảnh hưởng đến mạng lưới kinh doanh liên quan vượt qua biên giới xứ Hàn.