Nỗi sợ của giới tỷ phú trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Trần Đức Huy

Tháng trước, Larry Fink - lãnh đạo tập đoàn đầu tư quản lý toàn cầu BlackRock, nói rằng ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 cũng "không quan trọng". Phát biểu này khác hẳn so với những gì ông nói năm 2020, khi ông khen Tổng thống Joe Biden là "tiếng nói của lý trí".

 
Nỗi sợ của giới tỷ phú trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - Ảnh 1.

Larry Fink, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành BlackRock. (Ảnh: CNBC)

Lập trường thay đổi của nhà môi giới này và những người khác trong ngành cho thấy nỗi sợ hãi đã lấn át hy vọng trong nền chính trị Mỹ. Giọng điệu của những người môi giới quyền lực từ Thung lũng Silicon đến New York đã có những thay đổi rất đáng kể.

Tâm điểm của thay đổi này là lĩnh vực khởi nghiệp tập trung vào công nghệ. Những ông trùm đầu tư mạo hiểm như Marc Andreessen, người tự nhận là thành viên đảng Dân chủ lâu năm, đã chuyển sang ủng hộ mạnh mẽ ứng viên Donald Trump .

Tổng giám đốc điều hành của Tesla Elon Musk còn đi xa hơn, với việc chi vài chục triệu đô la để ủng hộ chiến dịch vận động của ông Trump.

Chiến dịch chống độc quyền của chính quyền Biden - Harris đã cản trở hoạt động của các hãng công nghệ lớn. Đảng Cộng hòa có truyền thống ủng hộ áp thuế thấp và giảm bớt quy định, vì thế bà Kamala Harris luôn phải đối mặt với con đường khó khăn để giành được ủng hộ của giới công nghệ.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của nhóm tiên phong mới ở Thung lũng Silicon trái ngược với cuộc rút lui của các lãnh đạo doanh nghiệp khác, cho thấy một động lực khác.

Nỗi sợ của giới tỷ phú trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - Ảnh 2.

Biểu đồ tổng mức chi tiêu cho cuộc bầu cử liên bang của Mỹ từ năm 2000 - 2024 tính theo đơn vị tỷ đô la. (Nguồn: Reuters)

Ngoài Fink, tỷ phú sáng lập Amazon.com Jeff Bezos đã ngăn Washington Post , tờ báo mà ông sở hữu, ủng hộ một ứng cử viên. Sau đó là Phòng Thương mại Mỹ, nhóm vận động hành lang doanh nghiệp lớn nhất, cũng có động thái tương tự.

Việc chuyển sang ủng hộ đảng Dân chủ trong mùa bầu cử trước khiến ban biên tập của Tạp chí Phố Wall phản ứng dữ dội. Một số nhà tài trợ cánh tả nổi tiếng phàn nàn rằng nhóm này không ủng hộ Harris một cách mạnh mẽ.

Các khoản quyên góp cho chính trị đã tăng lên, khiến chi tiêu cho bầu cử liên bang đạt gần 16 tỷ USD năm nay, gấp đôi số tiền trong cuộc bầu cử năm 2016, theo thống kê của OpenSecrets. Ngoài đóng góp trực tiếp cho các nhóm tranh cử, các ủy ban hành động chính trị bên ngoài đã chi gần 3 tỷ USD, một mức kỷ lục nữa.

Tuy nhiên, khác biệt hiện nay là ông Trump có khi cũng gây khó dễ cho các CEO. Amazon đã mất hợp đồng trị giá 10 tỷ USD trong nhiệm kỳ của ông Trump. Hãng cho rằng nguyên nhân là do yếu tố chính trị, vì sự phản đối cá nhân của ông Trump đối với công ty.

Năm 2017, Bộ Tư pháp Mỹ kiện để ngăn chặn hãng viễn thông AT&T mua lại Time Warner (sở hữu đài CNN ).

Các ông trùm tập đoàn như Fink và Bezos có vẻ tin rằng im lặng sẽ giúp họ tránh được khỏi làn đạn nếu ông Trump đắc cử. Nhưng việc cúi mình vì sợ hãi giống như cái hố không đáy, có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Danh sách dài những người thân cận bị sa thải khỏi chính quyền Trump trước đây là một ví dụ. Việc chọn phe cũng gây ra những vấn đề riêng.

Các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ có thể nghĩ rằng họ kiểm soát được rủi ro nhờ dòng tiền quyên góp lặng lẽ, nhưng thực tế có thể là họ đang mất dần khả năng kiểm soát.

Theo Reuters