Phản ứng của các nhãn hàng thời trang cao cấp với Roe v. Wade - vụ kiện phá thai lịch sử

Ngọc Bích

Ngoài một số nhãn hàng đã chi ra một khoản tiền hỗ trợ lao động nữ nhưng hầu hết các thương hiệu đều không nêu rõ kế hoạch chính xác để cung cấp các gói phúc lợi liên quan đến vấn đề nạo phá thai như thế nào.

Vụ Roe kiện Wade

Roe v. Wade là một vụ kiện năm 1973 nổi tiếng dẫn đến việc Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết về quyền phá thai. Jane Roe, tên thật là Norma McCorvey, một phụ nữ mang thai chưa kết hôn, đã thay mặt bản thân và những người khác đệ đơn kiện để phản đối luật phá thai của Texas. Một bác sĩ ở Texas đã tham gia vụ kiện của Roe, cho rằng luật phá thai của bang quá mơ hồ để các bác sĩ tuân theo. Trước đó anh ta đã bị bắt vì vi phạm quy chế.

Vào thời điểm đó, phá thai là bất hợp pháp ở Texas trừ khi nó được thực hiện để cứu sống người mẹ. Đó là một tội ác khi phá thai hoặc cố gắng phá thai.

Trong Roe v. Wade, Tòa án Tối cao đã quyết định hai điều quan trọng:

- Hiến pháp Hoa Kỳ quy định "quyền riêng tư" cơ bản bảo vệ quyền của một người được lựa chọn có phá thai hay không

- Nhưng quyền phá thai không phải là tuyệt đối. Nó phải được cân bằng với lợi ích của chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe và cuộc sống trước khi sinh.

roe-v-wade-1656777963.png
Biểu tình Quyền nạo phá thai và Quyền riêng tư. Ảnh: Tổng hợp

Phản ứng của tòa án và các nhãn hàng?

Nhằm hủy bỏ phán quyết năm 1973 về đạo luật cấm phá thai, ngày 24/06 một quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quy định về việc đảm bảo cho người Mỹ quyền được phá thai, các công ty thời trang và mỹ phẩm đã nhanh chóng tố cáo phán quyết năm 1973. Đối với một ngành công nghiệp chủ yếu là phụ nữ, điều thực sự cần thiết bây giờ là biến lời nói thành hành động.

Một số công ty trong ngành thời trang đã công bố rằng, mình sẽ cung cấp tài chính và các hỗ trợ khác cho những người lao động, mà đang tìm kiếm dịch vụ phá thai, bao gồm cả những người hiện phải đi đến một bang khác để phá thai vì vấn đề sức khỏe, thai nhi chưa đủ tuần,... Ví dụ như Nike cho biết họ sẽ trang trải chi phí đi lại lên đến 10.000 USD; Dick’s Sporting Goods sẽ bồi hoàn cho nhân viên số tiền lên đến 4.000 USD; và Patagonia cam kết chi trả chi phí đi lại, ăn ở cho nhân viên của mình trong các kế hoạch chăm sóc sức khỏe, và sẽ đăng ký bảo lãnh cho những nhân viên bị bắt vì phản đối quyết định của Tòa án Tối cao về luật cấm nạo phá thai.

Trong khi số lượng các công ty bày tỏ quan điểm của họ đối với phán quyết này tăng đều trong tuần qua, hầu hết các thương hiệu đều không nêu rõ kế hoạch chính xác để cung cấp các gói phúc lợi liên quan đến phá thai như thế nào. Một trong số những lý do cho việc này có thể là khi sự việc bất ổn này bắt đầu lắng xuống, ngày càng rõ ràng rằng việc xây dựng và thực hiện các chính sách cung cấp tài chính, hỗ trợ cho việc nạo phá thai đặt ra nhiều vấn đề đạo đức và pháp lý cần được giải quyết.

Các chính sách có thật sự có ích?

Một trong những câu hỏi quan trọng được đặt ra là chính sách lao động nên đi sâu vào vấn đề này như thế nào? Theo nhiều nguồn tin đưa ra, các công ty sẽ cung cấp các quyền lợi liên quan đến phá thai cho những người lao động đã đăng ký BHYT, áp dụng cho những nhân viên toàn thời gian làm việc tại các văn phòng, công ty hơn là cho những nhân viên bán thời gian hay làm việc theo giờ tại các cửa hàng. Những động thái như vậy là đáng khen ngợi, nhưng sự thật là, chính sách này cũng có chủ đích, nếu nó không bao gồm những người lao động theo giờ, cũng như nó sẽ không giúp ích cho những người có khả năng bị ảnh hưởng nhất: bao gồm những người lao động không phải người da trắng, những người ở tầng lớp dưới và những người tự quản lý công ty và cá nhân hộ gia đình.

Một số công ty đang cố khắc phục điều này: Ví dụ như Levi’s cho biết họ có một “quy trình” mà nhân viên bán thời gian có thể yêu cầu hoàn trả chi phí đi lại liên quan đến việc nạo phá thai.

Ngoài ra, nhiều công ty thực hiện chính sách này có trụ sở tại các tiểu bang mà nơi việc nạo phá thai là và có khả năng là hợp pháp, chẳng hạn như California hoặc New York thì sẽ không mang lại lợi ích gì cho người lao động nữ nếu như công ty đó không thực hiện. Ví dụ: một thương hiệu thời trang có trụ sở tại một trong những tiểu bang này hứa sẽ hoàn trả chi phí đi lại cho việc nạo phá thai, nhưng có thể không bao giờ thực hiện đúng lời hứa của họ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người có thể làm việc từ xa, có nghĩa là ngày càng có nhiều nhân viên làm việc bên ngoài tiểu bang nơi công ty của họ đặt trụ sở chính.

Liệu đây có phải là chính sách tốt?

Chính sách mới cũng đặt ra các vấn đề về quyền riêng tư, đặt ra câu hỏi về việc liệu nhân viên có phải tiết lộ quyết định phá thai cho công ty của họ để hưởng lợi hay không. Với việc một số công ty, họ sẽ điều chỉnh từ ngữ của các chính sách để cho phép nhân viên được hưởng các quyền lợi mà không cần tiết lộ hoàn cảnh của họ. Hoặc có những công ty sẽ buộc nhân viên của họ gửi yêu cầu thông qua các công ty bảo hiểm hoặc các bên thứ ba khác, mà không cần phải thông qua với người quản lý của họ và các nhân viên khác của công ty. Điều này sẽ giúp ích cho họ hơn trong trường hợp họ muốn giữ bí mật.

Trong khi đó, các công ty sẽ cần xác định tác động của chính sách này đối với hoạt động kinh doanh của họ. Đầu tiên, họ sẽ phải làm việc với các nhóm pháp lý để tìm hiểu, xem liệu bất kỳ sự trợ giúp nào mà họ đưa ra cho nhân viên của mình, có khả năng dẫn đến trách nhiệm dân sự hoặc hình sự về việc hỗ trợ và tiếp tay cho việc phá thai ở các bang, mà việc phá thai ở các bang đó là bất hợp pháp hay không. Tất nhiên, đây là những lãnh thổ chưa được biết đến liệu phá thai có hợp pháp hay không ở các bang đó. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, trong khi khoảng 60% người Mỹ ủng hộ quyền phá thai tuyệt đối, thì một số công ty có thể sẽ nên cảnh giác với 40% còn lại, những người mà không ủng hộ việc nạo phá thai.

Các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ, người dùng mạng xã hội và những người nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự không phù hợp giữa lời mà họ nói ra với những gì mà họ thực sự làm. Những người hoài nghi chỉ trích, vì cho rằng đó chỉ là một số thứ để lợi dụng làm mánh lới quảng cáo tiếp thị, tạo sự nổi bật cho thương hiệu hoặc cố gắng đưa ra những phúc lợi hấp dẫn chỉ để tìm kiếm nhân tài trong thị trường khan hiếm nguồn nhân lực như ngày nay. Trong bản tin của mình, một nhà báo nữ tên là Amy Odell đã chỉ ra những đóng góp của các thương hiệu, mà đã công khai cam kết hỗ trợ quyền sinh con của phụ nữ, chẳng hạn như Nike, Victoria’s Secret và The Gap, cho các ủy ban hành động chính trị để ủng hộ các chính trị gia hỗ trợ cuộc sống cho họ.

Vẫn còn quá sớm để nói đâu sẽ là chính sách tốt nhất cho ngành thời trang trong dài hạn. Nhưng điều đã biết là người tiêu dùng cũng như nhân viên đang tìm kiếm nhiều hơn những tuyên bố chung chung của Roe v. Wade chỉ đơn giản là nhằm xoa dịu quần chúng và không chỉ ra việc mở rộng đáng kể các lợi ích sức khỏe hiện có bằng những chính sách cụ thể.