Tỷ phú Lý Gia Thành: Từ cậu bé bán dây đồng hồ đến tỷ phú giàu nhất Hong Kong và ván cờ địa chính trị cuối đời

Câu chuyện về cuộc đời tỷ phú Lý Gia Thành luôn là nguồn cảm hứng cho những ai muốn vươn lên từ hai bàn tay trắng. Nhưng ở tuổi xế chiều, khi đã trao lại quyền hành cho con trai, "người giàu nhất Hong Kong" vẫn phải đối mặt với một thách thức không ngờ: một ván cờ địa chính trị liên quan đến thương vụ bán cảng Panama, đặt ông vào thế khó giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sinh năm 1928 tại Triều Châu, Quảng Đông, Lý Gia Thành đã sớm phải đối mặt với biến cố. Năm 12 tuổi, ông cùng gia đình di cư đến Hong Kong để tránh nội chiến. Chỉ ba năm sau, bi kịch ập đến khi cha ông qua đời vì bệnh lao, buộc Lý Gia Thành, khi đó mới 15 tuổi, phải nghỉ học để gánh vác gia đình.

Ông bắt đầu cuộc sống mưu sinh với nhiều công việc vất vả, từ bán dây đồng hồ dạo đến làm công nhân tại một nhà máy nhựa, làm việc 16 tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Nhờ sự chăm chỉ và óc quan sát nhạy bén, ông nhanh chóng trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, rồi được thăng chức quản lý.

ty-phu-ly-gia-thanh-tu-cau-be-ban-day-dong-ho-den-ty-phu-giau-nhat-hong-kong-va-van-co-dia-chinh-tri-cuoi-doi-1747926353.jpg

Năm 1950, với số vốn 50.000 đô la Hong Kong vay mượn, Lý Gia Thành thành lập công ty nhựa Cheung Kong Industries. Ông không chỉ sản xuất đồ nhựa thông dụng mà còn có tầm nhìn xa khi chuyển hướng sang sản xuất hoa nhựa, dự đoán chính xác nhu cầu thị trường. Quyết định táo bạo này đã mang lại lợi nhuận lớn, giúp ông mở rộng thị trường sang châu Âu và Bắc Mỹ. Đến năm 1958, Cheung Kong đã đạt doanh thu 10 triệu đô la Hong Kong và 1 triệu đô la Hong Kong lợi nhuận ròng, đồng thời ông đã mua lại toàn bộ nhà máy mà công ty đang thuê.

ty-phu-ly-gia-thanh-tu-cau-be-ban-day-dong-ho-den-ty-phu-giau-nhat-hong-kong-va-van-co-dia-chinh-tri-cuoi-doi2-1747926390.jpg

Chiến lược "mua vào khi người khác bán tháo" và đế chế đa ngành

Những năm 1960, khi Hong Kong trải qua khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp lao đao. Lý Gia Thành đã nhìn thấy cơ hội. Ông áp dụng chiến lược "mua vào khi người khác bán tháo", thu mua hàng loạt bất động sản và nhà máy với giá rẻ. Khi thị trường phục hồi, giá trị những tài sản này tăng vọt, giúp ông tích lũy được khối tài sản khổng lồ, đặt nền móng vững chắc cho đế chế của mình.

ty-phu-ly-gia-thanh-tu-cau-be-ban-day-dong-ho-den-ty-phu-giau-nhat-hong-kong-va-van-co-dia-chinh-tri-cuoi-doi3-1747926390.jpg

Sau đó, ông mở rộng sang các lĩnh vực khác, nổi bật là việc thâu tóm Hutchison Whampoa vào năm 1979, trở thành người Trung Quốc đầu tiên sở hữu một trong những công ty Anh lớn nhất tại Hong Kong. Từ đó, đế chế của ông phủ sóng các lĩnh vực viễn thông, bán lẻ, năng lượng, cơ sở hạ tầng và cảng biển. Thương vụ bán mạng di động Orange (Anh) với giá 14,6 tỷ USD vào năm 1999 là một minh chứng cho tầm nhìn và khả năng kiếm lời khủng của ông.

ty-phu-ly-gia-thanh-tu-cau-be-ban-day-dong-ho-den-ty-phu-giau-nhat-hong-kong-va-van-co-dia-chinh-tri-cuoi-doi4-1747926390.jpg

Năm 2015, ông tái cấu trúc tập đoàn thành CK Hutchison Holdings và CK Asset Holdings. Mặc dù chính thức nghỉ hưu vào năm 2018 ở tuổi 90, ông vẫn giữ vai trò cố vấn cấp cao, và tiếng nói của ông vẫn có trọng lượng đáng kể trong các quyết định chiến lược. Ông vẫn là người giàu nhất Hong Kong với tài sản ước tính 39 tỷ USD.