Chân dung Tân CEO EDDIE WU: Từ chuyên gia máy tính không tên tuổi đến “Đông Tà” của Alibaba

Lucia Nguyen

Tại Alibaba, những nhân viên lâu năm sẽ có bí danh nội bộ - lấy cảm hứng từ các nhân vật trong các tác phẩm võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Nếu như Jack Ma là Phong Thanh Dương - đệ nhất cao nhân trong “Tiếu ngạo giang hồ’, Daniel Zhang là Tiêu Dao Tử trong “Thiên Long bát bộ”, thì Wu là “Đông Tà”, một cao thủ võ lâm trong tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu”.

357001427-672114584932577-3071092684003499523-n-1688186242.jpg
 

Sau khi công bố kế hoạch tái cơ cấu lịch sử, Alibaba tiếp tục gây bất ngờ khi “thay tướng” trong bối cảnh bối cảnh gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đang dần mất thị phần và chật vật tăng trưởng hậu Covid-19.

Theo đó, từ ngày 10/9 tới đây, đồng sáng lập Joseph Tsai sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị - thay thế Daniel Zhang. Còn Eddie Wu, hiện là chủ tịch của các bộ phận thương mại trực tuyến cốt lõi của Alibaba là Taobao và Tmall, sẽ tiếp quản vị trí CEO của đế chế trị giá 240 tỷ USD.

Tại Alibaba, những nhân viên lâu năm sẽ có bí danh nội bộ - lấy cảm hứng từ các nhân vật trong các tác phẩm võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Nếu như Jack Ma là Phong Thanh Dương - đệ nhất cao nhân trong “Tiếu ngạo giang hồ’, Daniel Zhang là Tiêu Dao Tử trong “Thiên Long bát bộ”, thì Wu là “Đông Tà”, một cao thủ võ lâm trong tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu”.

“Ngoài chuyên môn công nghệ, Wu còn có sự nhạy bén trong kinh doanh", Brian Wong, cựu giám đốc điều hành Alibaba từng làm việc với Wu nói. "Ông ấy xem xét doanh nghiệp dưới nhiều góc độ”.

Theo Bloomberg, dù “kề vai sát cánh” với Jack Ma từ những ngày đầu gây dựng Alibaba, Eddie Wu, 48 tuổi, vẫn là gương mặt bí ẩn ngay cả đối với nhân viên công ty. Một số nhân viên tiết lộ, họ đã phải dùng mạng nội bộ để tìm hiểu thông tin về vị “sếp” này.

Bên cạnh vị trí mới tại Alibaba, Wu còn điều hành một quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 10 tỷ NDT (1,4 tỷ USD), đang rót vốn vào các lĩnh vực mới như công nghệ xe tự hành và Internet vạn vật. Những công việc của vị tân CEO được cho là có liên kết chặt chẽ, bởi Alibaba gần đây đã mất dần tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực internet. Trong khi đó, công ty đã công bố chia tách thành 6 đơn vị huy động vốn độc lập, có lãnh đạo và ban quản trị riêng, và hướng tới mục tiêu IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng).

Tuần trước, các nhà đầu tư đã xem xét những tác động tiềm năng của Wu đối với gã khổng lồ thương mại điện tử và quá trình tái cơ cấu của công ty. Một số nhà phân tích chỉ ra thế mạnh về khoa học và công nghệ của vị tân CEO, số khác tập trung vào khả năng thu hút vốn. Cả hai khía cạnh này đều có thể trở thành chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho Alibaba, công ty vốn đã không tăng trưởng ở mức 2 con số kể từ cuối năm 2021, sau khi bị chính quyền Bắc Kinh siết chặt quản lý.

Nhà đồng sáng lập kín tiếng

Trên mạng xã hội, Eddie Wu thường khá kiệm lời. Ông cũng ít trả lời phỏng vấn trong thập kỷ qua, và nếu có, hầu hết là bình luận về những tiến bộ công nghệ.

"Nếu bắt đầu kinh doanh chỉ với mục tiêu kiếm tiền, thì sau khi kiếm được một khoản rồi, bạn sẽ lạc lối rất nhanh”, Bloomberg dẫn một trong những chia sẻ hiếm hoi của tân CEO Alibaba về việc kinh doanh.

Wu tốt nghiệp Đại học Công nghệ Chiết Giang với bằng cử nhân khoa học máy tính vào năm 1996, sau đó tham gia dự án kinh doanh đầu tiên của Ma, China Yellow Pages, sau khi tình cờ thấy một tin tuyển dụng trên một tờ báo địa phương.

“Ông ấy rất hài hước và có cách nói chuyện lôi cuốn”, Wu nói về ấn tượng đầu tiên của mình với Jack Ma. Tân CEO cho biết, ông đã rất ấn tượng với Jack Ma thời trẻ bởi những lý tưởng của vị tỷ phú về việc số hóa khu vực tư nhân đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc thông qua việc xây dựng trang web cho các chủ doanh nghiệp nhỏ.

Bất chấp những lời đề nghị hấp dẫn, Wu vẫn trung thành với Jack Ma. Chuyên gia máy tính 48 tuổi đã từng theo Jack Ma đến Bắc Kinh khi vị tỷ phú làm việc tại Bộ Thương mại, và sau đó cùng Ma sáng lập Alibaba tại căn hộ ven hồ ở Hàng Châu.

"Eddie Wu là nhân viên kỳ cựu và được đánh giá cao với khả năng giao dịch, đàm phán. Đó có lẽ là những gì Alibaba cần vào thời điểm này”, Brock Silvers, giám đốc đầu tư của quỹ Kaiyuan Capital đánh giá. "Ông ấy có thể đảm nhận vai trò mới mà không gây ra xáo trộn nào, nhưng là kiểu giám đốc điều hành dè dặt hơn so với Jack Ma”.

Khi Alibaba lớn mạnh hơn, vị trí của Wu tại đế chế thương mại này cũng ngày một gia tăng. Ông dẫn đầu nhóm phát triển các sản phẩm hàng đầu của Alibaba, từ nền tảng Taobao tương tự như Ebay, đến website bán buôn cùng tên.

Năm 2004, Wu đã thiết kế Alipay – dịch vụ thanh toán trực tuyến có mô hình giống Paypal nhằm giúp người Trung Quốc hạn chế sử dụng tiền mặt. Từ một công cụ phụ trợ, Alipay đã nhanh chóng có được vị thế trong mảng fintech tại thị trường quốc gia tỷ dân. Năm 2011, Jack Ma đã tách Alipay thành một doanh nghiệp độc lập, tạo ra nền tảng cho sự ra đời của công ty tài chính Ant Group sau này. Thời điểm đó, các cổ đông lớn như Yahoo và Softbank đều kịch liệt phản đối, vì cho rằng động thái trên khiến công ty mất đi một tài sản chủ chốt.

Ông Wu sau đó đã lãnh đạo nhóm phát triển nền tảng quảng cáo kỹ thuật số Alimama, cho phép người bán trả phí để xuất hiện trên các vị trí “hot” của Taobao. Trang Bloomberg nhận định, trong những năm đầu ra mắt, Alimama được xem là “cỗ máy in tiền” cho gã khổng lồ thương mại điện tử.

Sau khi Alibaba IPO trên sàn New York vào năm 2014, ông Wu giữ vai trò trợ lý đặc biệt của Jack Ma trong khoảng 4 năm, cho đến khi ông trùm công nghệ giao chức chủ tịch cho Daniel Zhang.

“Đông Tà” của Alibaba

Một số nhân viên tiết lộ, Wu là “nhân viên thứ 4” của Alibaba, xuất hiện trước cả Trudy Dai – người được mệnh danh là “bóng hồng quyền lực” của công ty, hiện đang điều hành Taobaomall.

Tại Alibaba, những nhân viên lâu năm sẽ có bí danh nội bộ - lấy cảm hứng từ các nhân vật trong các tác phẩm võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Nếu như Jack Ma là Phong Thanh Dương - đệ nhất cao nhân trong “Tiếu ngạo giang hồ’, Daniel Zhang là Tiêu Dao Tử trong “Thiên Long bát bộ”, thì Wu là “Đông Tà”, một cao thủ võ lâm trong tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu”.

“Ngoài chuyên môn công nghệ, Wu còn có sự nhạy bén trong kinh doanh", Brian Wong, cựu giám đốc điều hành Alibaba từng làm việc với Wu nói. "Ông ấy xem xét doanh nghiệp dưới nhiều góc độ”.

Trong khi đó, các nhà phân tích của Citigroup lại có quan điểm khác. “Chúng tôi ngạc nhiên khi Alibaba bổ nhiệm ông Wu làm CEO mới dựa trên kinh nghiệm về công nghệ, thay vì khả năng huy động vốn”, nhóm này viết trong một ghi chú.

Năm 2015, Wu thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Vision Plus, sau khi dừng điều hành công việc hàng ngày tại Alibaba. Quỹ này đã đầu tư vào hàng loạt startup do các cựu nhân viên Alibaba sáng lập – tạo dựng nên “rừng kỳ lân” tại Hàng Châu. Nổi bật trong số này là công ty cho thuê sạc dự phòng Xiaodian – do cựu giám đốc dịch vụ phong cách sống của Taobao sáng lập và công ty sản xuất kính thực tế tăng cường Rokid – của một cựu kỹ sư Alibaba.

Trước khi Trung Quốc tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ trong nước vào năm 2020, Wu đang trên đà hái “trái ngọt”. Thời điểm đó, nếu Ant Group IPO thành công, Wu cùng với khoảng hơn 10 nhân viên đầu tiên của Alibaba có thể trở thành tỷ phú.

Bloomberg ước tính, với số cổ phiếu tích lũy từ những ngày đầu gây dựng công ty, ông có thể sở hữu khối tài sản khoảng 1,8 tỷ USD. Thế nhưng, “giấc mơ” ấy đến nay vẫn dang dở.

Tháng 10/2020, trong một bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính tổ chức tại thành phố Thượng Hải, Jack Ma đã lên tiếng chỉ các ngân hàng nhà nước có "tâm lý cầm đồ" và kêu gọi cải cách trong lĩnh vực tài chính. Ngay sau đó, Alibaba và Ant Group đều gặp "sóng gió". Tháng 11/2020, các nhà quản lý Trung Quốc đã hủy kế hoạch IPO trị giá 37 tỷ USD của Ant. Đến tháng 4/2021, Alibaba bị phạt số tiền kỷ lục 2,8 tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền.

Giống như nhiều lãnh đạo của Ant, Wu sau đó hầu như né tránh truyền thông. Lần hiếm hoi mà ông xuất hiện là vào tháng 3/2021, trong lễ niêm yết công ty Tuya mà Vision Plus đầu tư.

Nhìn lại, việc Wu được bổ nhiệm vào vị trí CEO Alibaba có thể đã nằm trong kế hoạch lâu dài của công ty. Hồi tháng 3, khi Zhang tiến hành tái cơ cấu đế chế, Wu được bổ nhiệm làm chủ tịch các thị trường cốt lõi Taobao-Tmall, đồng thời là giám đốc bộ phận thương mại quốc tế và dịch vụ địa phương của Alibaba.

Theo Bloomberg, cùng với tân chủ tịch Tsai, Wu có thể sẽ chứng minh tầm quan trọng của cuộc đại tu đối với sự tăng trưởng dài hạn của công ty.