Hết "ngã ngửa" vì que chọc sim SIM-eject được Apple bán với giá gần 100 nghìn, khách hàng bất ngờ hơn khi dạo giá phụ kiện khác

Hà Lam

Apple đã bắt đầu cho phép người dùng đặt mua linh kiện để có thể tự sửa iPhone tại nhà, nhưng bất ngờ là khi tự mua những sản phẩm chính hãng và tự sửa, số tiền bạn phải bỏ ra không hề nhỏ, thậm chí đắt hơn cả mang ra cửa hàng Apple.

apple-right-to-repair-hero-bigjpglarge-2x-1651547297.jpg
Ảnh: Apple

Theo thông cáo báo chí từ Apple, từ ngày 27/4, Apple bắt đầu cho phép người dùng tự thay pin, màn hình, camera... của iPhone mà không cần đến các cửa hàng Apple Store hoặc cửa hàng uỷ quyền.

Chương trình này hiện mới chỉ được áp dụng tại Mỹ, sau đó sẽ mở rộng ra các thị trường khác. Đây có vẻ là tin vui đối với người dùng iPhone bởi trước nay, họ đều phải đem chiếc iPhone của mình đến các cửa hàng uỷ quyền của Apple để sửa chữa với mức giá không hề rẻ hoặc chấp nhận hình thức kém an toàn hơn là đem đến các tiệm sửa chữa không được Apple công nhận.

Khi “lượn lờ” linh kiện tại “Self service repair”, người dùng nhiều nơi “bật ngửa” khi thấy giá tự sửa còn khủng không kém giá được phục vụ: chẳng hạn như gói sửa chữa màn hình Iphone 13 Pro có giá 269 USD, chỉ thấp hơn 10$ so với việc đến cửa hàng Apple, hay cây chọc sim giá ... 4$, gần 100.000 Vnd. 

Trước đó, Apple cũng khiến người dùng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi công bố giá của những món phụ kiện đi kèm thiết bị của mình, cụ thể: 

Năm 2019: “I-đế” - Chân đế màn hình Pro Display XDR 999 USD (23 triệu đồng)

nam-2019-i-de-chan-de-man-hinh-pro-display-xdr-999-usd-23-trieu-dong-1651546958.png
Ảnh: Apple / chụp màn hình

Theo The Verge mô tả, tại lễ ra mắt năm 2019, khi đại diện Apple công bố giá của món phụ kiện Pro Display XDR, cả hội trường bỗng nhiên im lặng.

Pro Stand, chân đế cho màn hình Pro Display XDR được bán giá 999 USD, tương đương iPhone XS thời điểm đó, dù chỉ làm bằng nhôm khối, có hai hướng xoay, không thêm tính năng đặc biệt nào. 

Chưa kể, người dùng vốn quen thuộc với việc các hãng sản xuất màn hình thường bán màn hình kèm chân đế. Tuy nhiên, Apple tách riêng chúng và bán với mức giá 999USD – một con số khó tin nổi. 

2021: “I-giẻ” – “Giẻ lau” màn hình Polishing Cloth giá 19 USD (450.000 đồng)

i-gie-gie-lau-man-hinh-polishing-cloth-gia-19-usd-450000-dong-1651547015.png
Ảnh: Apple / chụp màn hình

Polishing Cloth có nhiệm vụ duy nhất là làm sạch màn hình nhưng có giá tới gần 450.000 nghìn đồng. Mức giá đắt đỏ khiến sản phẩm thu hút sự chú ý, thậm chí Elon Musk cũng "cà khịa" Apple về tấm vải.

Sau khi công bố giá bán, các chuyên gia đã cắt tấm vải và nhận thấy nó đơn giản được ghép bởi hai lớp lại với nhau, tương tự lớp lót bên trong Smart Cover của iPad. 
Tuy nhiên, khi soi dưới kính hiển vi, kết cấu vải phức tạp hơn so với các tấm vải lau màn hình với chất liệu microfiber đang bán trên thị trường. Cụ thể, vải được tạo thành từ các sợi cực nhỏ được đan vào nhau một cách phức tạp nhưng thống nhất.
Bất ngờ là, sau khi cắt miếng vải, iFixit hài hước chấm khả năng sửa chữa của sản phẩm là 0/10, với 10 điểm là dễ sửa nhất.
Dù đắt đỏ, nhu cầu mua miếng vải này vẫn tăng cao. Chỉ một ngày sau khi ra mắt, Apple đã phải lùi ngày giao hàng từ 25/10 sang tháng 11.

Và 2022: “I – que” - “que chọc sim” SIM-eject tool 4 USD (92.000 đồng)

i-que-que-choc-sim-sim-eject-tool-4-usd-92000-dong-1651547077.png
Ảnh: Safeservicerepair / Chụp màn hình

Đây là que chọc sim làm từ kim loại, với hức năng đơn giản của nó là … lấy sim ra. Theo macobserver, nếu đặt hàng món đồ này tới Akron, Ohio, ước tính chi phí vận chuyển là 9 USD, vậy tổng cộng khách hàng chi trả 13 USD cho một cây chọc sim.

sim-eject-tool-apple-gia-4-1651547258.jpeg

Ngoài ra, những phụ kiện như thẻ gắn Air-tag, case bảo vệ cũng có giá vài chục USD.

Quả thực, với mức giá đắt đỏ này, chỉ có fan nhà táo khuyết mới lý giải được.