Ngọn núi "giàu có" nhất Trung Quốc: Khe núi chứa "kho báu" lộ thiên nhưng không ai dám lấy

Phan

Dưới chân núi Mạch Tích có động Ước Nguyện, cũng là nơi du khách đến cầu ước và chiêm bái.

Trung Quốc có một ngọn núi được mệnh danh "giàu có nhất" ở thành phố Thiên Thủy (Cam Túc). Đó chính là núi Mạch Tích.

Nghe nói trên núi này có ít nhất 1 triệu NDT (hơn 3,4 tỷ đồng) tiền mặt, nhưng không ai dám lấy, có chuyện như vậy sao?

Núi Mạch Tích - hang đá điêu khắc nghìn năm

Ngọn núi giàu có nhất Trung Quốc: Khe núi chứa kho báu lộ thiên nhưng không ai dám lấy - Ảnh 1.
 
Ngọn núi giàu có nhất Trung Quốc: Khe núi chứa kho báu lộ thiên nhưng không ai dám lấy - Ảnh 2.
 
Ngọn núi giàu có nhất Trung Quốc: Khe núi chứa kho báu lộ thiên nhưng không ai dám lấy - Ảnh 3.
 

Núi Mạch Tích được đặt tên theo hình dáng của ngọn núi trông giống như một bó lúa mì khổng lồ, cao 142 mét, là một đỉnh núi đơn độc thuộc dãy Tiểu Long.

Ngọn núi tuy không cao lắm, nhìn tổng thể cũng không có gì đặc biệt, nhưng thật ra, nó là một trong bốn hang đá điêu khắc lớn nhất Trung Quốc, có lịch sử hàng nghìn năm.

Trên núi Mạch Tích có rất nhiều hang đá được điêu đục đẽo nhân tạo gọi là Mạch Tích Sơn Thạch Quật. Những hang đá này được bắt đầu khởi công từ thời Hậu Tần. Trong thời gian này, núi đã trải qua nhiều đợt cải tạo và tu sửa của các triều đại. Có thể nói, hang đá Mạch Tích chính là sản vật được sinh ra thấm nhuần văn hóa Trung Hoa nghìn năm.

Hiện nay, trên núi Mạch Tích có 221 hang đá và 10.632 tác phẩm điêu khắc bằng đất sét và đá. Các bức tranh tường có diện tích hơn 1.300 mét vuông.

Ngọn núi giàu có nhất Trung Quốc: Khe núi chứa kho báu lộ thiên nhưng không ai dám lấy - Ảnh 4.
 
Ngọn núi giàu có nhất Trung Quốc: Khe núi chứa kho báu lộ thiên nhưng không ai dám lấy - Ảnh 5.
 

10.632 tượng điêu khắc, mỗi cái đều có nét đặc trưng riêng, bởi vì chúng được tạc nên bởi những triều đại khác nhau.

Ví dụ, các bức tượng được điêu khắc vào thời Bắc Ngụy có dáng vẻ thanh thoát, tạo hình khiến người ta nhìn vào cảm thấy thoải mái. Tượng thời nhà Tùy và nhà Đường thì đầy đặn và mỹ miều hơn. Tượng thời nhà Tống lại có điểm nổi bật ở kỹ thuật khắc họa đường nét trang phục tỉ mỉ, chân thực...

Những bức tượng mang phong cách đặc trưng của nhiều triều đại quy tụ lại với nhau, người ta sẽ dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi của lịch sử và văn hóa hơn nghìn năm qua, đồng thời hiểu thêm về sự phát triển và tiến bộ của nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc.

Vì việc đục khoét các hang động nằm trên các vách đá lưng chừng nên vô cùng khó khăn cho những người thợ thủ công lúc bấy giờ. Chỉ cần lơ là một giây, bạn có thể bị rơi khỏi vách đá bỏ mạng.

Các hang đá trên núi Mạch Tích trông giống như tổ ong khổng lồ. Lối đi được đóng bằng ván gỗ chông chênh được ví như "đường bay giữa không trung", khiến cho việc khám phá ngọn núi trở nên khó khăn vô vàn. Do đó, hang đá Mạch Tích cũng là minh chứng cho trí tuệ và sự dũng cảm của người Trung Quốc cổ đại.

Vậy, vì sao núi Mạch Tích được mệnh danh "giàu nhất". Không lẽ trong núi có động châu báu khổng lồ? Thực tế không phải như vậy, cũng không có vàng bạc đá quý, mà chính là những tờ tiền mặt được đặt dưới chân núi.

"Kho báu tiền mặt" và động Ước Nguyện

Ngọn núi giàu có nhất Trung Quốc: Khe núi chứa kho báu lộ thiên nhưng không ai dám lấy - Ảnh 6.
 
Ngọn núi giàu có nhất Trung Quốc: Khe núi chứa kho báu lộ thiên nhưng không ai dám lấy - Ảnh 7.

Dưới chân núi Mạch Tích có động Ước Nguyện, cũng là nơi du khách đến cầu ước và chiêm bái.

Du khách sẽ nhét tiền vào khe hở của vách núi. Có người lấy chiếc que chống xuống đất, đầu kia chống lên vách đá trên kèm theo tờ tiền. Cách này sẽ giúp tiền giấy không bị gió thổi bay và ước nguyện vẫn còn đó để Phật lắng nghe.

Ban đầu, chiêm bái bằng cách dùng que chống tiền vào khe núi chỉ đơn thuần để không bị gió thổi bay đi. Đương nhiên, không có bằng chứng nào chứng tỏ làm như vậy sẽ cầu được ước thấy. Nhưng vì du khách đến đây rất đông, một người làm thì nhiều người cũng làm theo, nên từ đó trở thành một thói quen.

Nhìn từ chân núi, tiền giấy năm tệ, mười tệ, đủ màu sắc, tờ tiền có mệnh giá cao nhất có thể lên tới 100 tệ. Người ta còn truyền miệng nhau rằng nếu động Ước Nguyện có "que chống tiền" càng nhiều thì điều ước càng dễ thành hiện thực. Do đó, càng nhiều người đổ xô nhau làm theo cách này hơn.

Mặc dù một hoặc hai tờ tiền có vẻ ít, nhưng hàng chục nghìn tờ tiền được xếp dày đặc kéo dài đã tạo nên cảnh tượng rất ngoạn mục.

Vậy dưới chân núi Mạch Tích có nhiều tiền nhưng nhiều năm qua không bị mất trộm sao? 

Thật ra, không cần giải thích cũng biết đây là tiền hương khói dâng lên Đức Phật và Bồ Tát, nên việc không một ai dám lấy đi cũng là chuyện thường tình.

Nhìn chung, có lẽ núi Mạch Tích không phải là di tích văn hóa giá trị nhất Trung Quốc, quy mô công trình cũng không phải lớn nhất, nhưng vì dưới chân núi có rất nhiều tiền giấy nên được mệnh danh là "giàu có nhất".

Ngoài ra, nếu may mắn được đặt chân đến đây, ngoài động Ước Nguyện, bạn đừng quên ngắm nhìn những hang đá với vô số tượng điêu khắc kỳ công - nền văn hóa trải qua hàng nghìn năm trân quý mà không một loại tiền bạc, châu báu nào có thể đổi được.

(Nguồn: Sohu)