Nữ CEO IPPG Lê Hồng Thuỷ Tiên gây ấn tượng tại Diễn đàn tri thức thế giới 2022 - World Knowledge Forum

Martha Hudson

Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên là nữ doanh nhân hiếm hoi làm diễn giả tại Diễn đàn tri thức thế giới WKF, cùng với các chuyên gia, chính trị gia và các lãnh đạo của các tập đoàn nổi tiếng như cựu thủ tướng Anh, tổng thống Pháp, thái tử Đan Mạch, giáo sư kinh tế viện Graduate Institute- Thuỵ Sĩ, Giám đốc Bộ Năng lượng Mỹ, Jonathan Drew – Giám đốc bộ phận ngân hàng Asia-Pacific, HSBC.

ba-thuy-tien-cung-ca-dien-gia-khac-1664347765.jpg
Nữ doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên là đại diện nữ hiếm hoi làm diễn giả tại diễn đàn tri thức toàn cầu WKF. Ảnh: IPPG

Diễn đàn tri thức thế giới (WKF) lần thứ 23 được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 22/9/2022 tại Seoul, Hàn Quốc với chủ đề “Siêu đền bù, khôi phục sự thịnh vượng và tự do toàn cầu”. Nữ doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên – CEO Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) nhận được thư mời từ tổng thư ký của ASEAN-Korea CENTER làm diễn giả tại sự kiện lần này.

Cùng với bà Thuỷ Tiên, tham gia làm diễn giả năm nay tại WKF là những chuyên gia, chính trị gia và các lãnh đạo của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như cựu thủ  tướng Anh David Cameron, Francois Hollande cựu tổng thống thứ 24 của nước Pháp, thái tử Frederik – Đan Mạch, Richard Baldwin-  giáo sư kinh tế viện Graduate Institute- Thuỵ Sĩ, Kerry Cheung- Giám đốc Bộ Năng lượng Mỹ, Jonathan Drew – Giám đốc bộ phận ngân hàng Asia-Pacific, HSBC… Và đặc biệt năm nay có sự tham gia diễn giả là những người đã đoạt giải Doanh nhân Châu Á  2021 như Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên -  Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cùng với hơn 2000 doanh nghiệp Hàn Quốc và các nước trên thế giới.

Tác động của covid-19 lên các doanh nghiệp trên khắp thế giới như chuỗi cung ứng, chính sách tài khóa, cách thức làm việc, hành vi tiêu dùng cá nhân... Trong bối cảnh đó, Trung tâm ASEAN- Hàn Quốc và Diễn đàn Tri thức Thế giới đã tổ chức diễn đàn này để đánh giá môi trường kinh doanh sau đại dịch trong khu vực ASEAN và đánh giá các mối liên hệ giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc, Doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên- Tổng Giám đốc của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương là một trong những nhân vật được chú ý tại diễn đàn lần này.

Sau Đây là toàn bộ nội dung bà Thuỷ Tiên chia sẻ tại diễn đàn : 
- Thưa bà, theo báo cáo Triển vọng Phát triển ASEAN (ADO) vào tháng 7/2022, ASEAN đang tiến một bước để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 sau Mỹ, Trung Quốc và EU trước khi xảy ra đại dịch khủng hoảng. Từ góc nhìn của một doanh nhân, bà nghĩ đâu là yếu tố cốt lõi cần thiết để các doanh nghiệp ASEAN trở thành những người đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới?

Bà Lê Hồng Thủy Tiên: ASEAN là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới với tổng GDP năm 2021 đạt 3,3 nghìn tỷ USD và nền kinh tế của châu Á cũng mang lại lợi ích thiết thực cho khoảng 680 triệu người. Có nhiều yếu tố để các doanh nghiệp ASEAN trở thành người chơi chủ chốt trong nền kinh tế thế giới, tôi chỉ nêu vài điểm: 
- Tận dụng sức mạnh của dữ liệu và công nghệ để giành chiến thắng trong nền kinh tế không biên giới. Tập trung vào phát triển các giải pháp mang tính bền vững và dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng. Mở rộng quy mô hoạt động thông qua tăng trưởng nội lực, liên minh và mua bán - sáp nhập. Đặt tốc độ và sự nhanh nhạy làm trọng tâm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp châu Á cần ứng xử phù hợp với quốc gia mà bạn cần tham gia bằng cách tham gia các luồng và mạng lưới của họ, cung cấp những gì ASEAN cần. Có rất nhiều sự độc đáo trên thế giới và không phải tất cả các thị trường đều giống nhau. Chúng ta nên tīm hiểu bản chất độc đáo của mỗi thị trường, xem xét và tôn trọng từng thị trường để đạt đến thành công.

nu-ceo-ippg-le-hong-thuy-tien-gay-an-tuong-tai-dien-dan-tri-thuc-the-gioi-2022-world-knowledge-forum-1664347802.png
Bà Thủy Tiên chụp hình cùng ông Kim Hae -Yong – Tổng thư ký ASEAN-Korea CENTER . Ảnh: IPPG

- Thưa bà, đại dịch đã và đang là một mối đe dọa đối với nền kinh tế thế giới, và đã mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bà có thể cho chúng tôi biết công ty của bà đã thiết lập chiến lược như thế nào để phát triển trong thời kỳ hậu COVID19?

Bà Lê Hồng Thủy Tiên: Sau mỗi cơn bão sẽ xuất hiện cầu vồng và việc bạn có chuẩn bị để thu hoạch sự may mắn của chiếc cầu vồng đó hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hoạch định chiến lược của bạn về cách điều hướng cơn bão. Khi Covid ập đến, như những công ty khác chúng tôi đã tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng dịch của chính phủ như giãn cách xã hội, đóng cửa 25 văn phòng và 1200 cửa hàng bán lẻ, mọi thứ đều phải làm việc từ xa và online. Ngay lúc đó, chúng tôi đưa ra định hướng phải cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng và bảo vệ lợi nhuận sau đại dịch, chúng tôi đã lập kế hoạch hành động ngay lập tức: ưu tiên bố trí cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên đi tiêm vắc xin, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên vi ngành kinh doanh bán lẻ thời trang, bán lẻ hàng không F&B... cần có các nhân viên đã được đào tạo chuyên nghiệp - nếu để họ đi thì khó tuyển dụng và đào tạo lại; Cố gắng kiếm doanh thu bằng các phương tiện trực tuyến, kỹ thuật số, thương mại điện tử, facebook, mạng xã hội kỹ thuật số…; Giữ liên lạc, chăm sóc và phục vụ khách hàng qua email, sms… bằng cách gửi xu hướng, tin tức, hình ảnh, video cập nhật từ 108 thương hiệu của mīnh. Kết quả đáng kinh ngạc: trong 3 tháng bị “cách ly” chúng tôi vẫn có doanh thu khoảng 35% tổng doanh thu trước “giãn cách” ở các mặt hàng xa xỉ như đồng hồ, trang sức, quần áo sang trọng…

Sau đó chúng tôi đàm phán trao đổi với ngân hàng, nhà cung cấp, thương hiệu, chủ nhà thuê cửa hàng để được hỗ trợ, miễn giảm các chi phí tối đa. Nhờ vào việc định hướng đúng, khi Việt Nam mở cửa, hết thời gian giãn cách xã hội, chúng tôi đã có đầy đủ lực lượng nhân sự để trở lại bắt tay vào việc kinh doanh ngay lập tức, không mất thời gian “lấy đà” vì vậy chúng tôi phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục sau thời gian Covid. 

Bên cạnh đó, bằng cách chấp nhận thực tế của đại dịch, chúng tôi đã nhìn thấy những lỗ hổng mà nó để lại trên thị trường thế giới: đó là việc ngành hàng không chịu ảnh hưởng lớn dẫn đến chuỗi cung ứng của thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn, giá chi phí vận chuyển hàng không đã tăng kịch trần, gây hàng loạt khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và làm nền  kinh tế bất ổn ,
Vậy là IPP Air Cargo và Bellazio Logistics ra đời. Hãng hàng không chuyên chở hàng hóa đầu tiên của Việt Nam và hệ thống kho bãi hậu cần được đầu tư bài bản chuyên nghiệp để hỗ trợ và chuyên nghiệp hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam và thế giới. 

Cũng Có thể nói nhờ vào chiến lược tiêm chủng quốc gia nhanh chóng của chính phủ mà Việt Nam đã vượt qua tình trạng giãn cách xã hội trong giai đoạn đầu và trở thành một trong những quốc gia mở cửa sớm nhất ra thế giới, và Các doanh nghiệp như chúng tôi mới có thể Bắt tay vào Hoạt động kinh doanh trở lại bình thường ngay lập tức sau dịch. Và cũng nhờ vài tháng trở lại đây chính phủ đã kiểm soát được giá xăng dầu, kiểm soát được lạm phát và giá bán lẻ lương thực, thực phẩm thiết yếu bắt đầu giảm, nhờ đó mà GDP quý II tăng 7,72% và dự đoán quý III sẽ cao hơn. (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam).

doanh-nhan-le-hong-thuy-tien-1664347867.JPG
Chân dung doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên. Ảnh: IPPG

- ASEAN rất đặc biệt đối với Hàn Quốc, trao đổi văn hóa giữa hai miền, bao gồm cả làn sóng Hàn Quốc đã có ảnh hưởng lớn. Theo hướng này, Hàn Quốc cần có “Chiến lược mới” để ASEAN trở thành người bạn thực sự và là người bạn đồng hành của ASEAN vì sự thịnh vượng chung và tăng cường mối quan hệ. Bà có lời khuyên nào cho Hàn Quốc để trở thành bạn thân của ASEAN trong quan điểm kinh doanh?

Bà Lê Hồng Thủy Tiên: Không nghi ngờ gì khi nói Việt Nam và Hàn Quốc đã là bạn thân của nhau từ nhiều năm qua, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, với thương mại song phương đạt mức kỷ lục cao 80,7 tỷ USD vào năm 2021 mặc dù Covid 19. Bảy tháng đầu năm 2022 Hàn Quốc đứng thứ 2 trong 72 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 3,3 tỷ USD. Vào ngày 30/7/2022 trong cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Việt Nam, Đại sứ Hàn Quốc và đại diện của Hiệp hội Doanh nhân Hàn Quốc, các bên đều hướng đến việc kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2023. Như Thủ tướng Việt Nam đã nói, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường liên kết đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm của chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, không chỉ với Việt Nam ,nếu các Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn là bạn thân với ASEAN, tôi nghĩ Hàn Quốc nên tìm hiểu văn hóa của ASEAN (như bạn đã làm với Việt Nam) tìm Hiểu hành vi kinh doanh bộ máy hành chính, nhu cầu của người dân của các nước ASEAN. Ngược lại, Hàn Quốc cũng nên chia sẽ với chúng tôi về quá trình phát triển, đưa ra chiến lược của mình. Trao đổi văn hóa có thể thiết lập nền tảng, nhưng tiến trình quan trọng để phát triển là trao đổi kinh tế. Chia sẻ những gì Hàn Quốc đã học được về việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia từ đang phát triển sang nước phát triển. Chúng tôi sẽ triển khai nó cho thị trường trong nước với các nhà tư vấn Hàn Quốc, với các đối tác Hàn Quốc và công nghệ Hàn Quốc. Tôi đảm bảo với bạn rằng việc này sẽ không chỉ giúp hoàn thành mục tiêu quốc gia mà còn giúp thúc đẩy kinh doanh thương mại của Hàn Quốc.

- Thưa bà, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhiều hơn nam giới. Hơn nữa, người ta cho rằng cơ hội bình đẳng giữa các giới sẽ không thể đạt được kể cả sau đại dịch. Với tư cách là một nữ lãnh đạo doanh nghiệp, bà nghĩ vai trò của các doanh nghiệp là gì trong việc nâng cao mức độ bình đẳng giới ở các nước ASEAN nói chung và ở Việt Nam nói riêng?

Bà Lê Hồng Thủy Tiên: IPPG đã ký kết và triển khai việc thực hiện các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ của Liên hợp quốc, đồng thời chúng tôi cũng công bố nguyên tắc bình đẳng giới của tập đoàn đã được cam kết cao từ BOD và các cổ đông trong IPPG. Cam kết lâu dài của IPPG là thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ và đưa bình đẳng giới trở thành thông điệp mạnh mẽ cho nhân viên và tất cả các doanh nghiệp khác, vì vậy IPPG luôn là một trong những doanh nghiệp của Việt Nam nằm trong top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong quá trình hoạt động, IPPG coi nhân viên là tài sản quý giá, văn hóa doanh nghiệp là nền tảng của sự phát triển, luôn có những cách làm sáng tạo để giúp nhân viên hạnh phúc, sáng tạo và cống hiến cho xã hội nhiều hơn, đây là tôn chỉ mà IPPG hướng tới.
 
Với những thành tích hoạt động vì bình đẳng và phát triển sự nghiệp cho phụ nữ bà Lê Hồng Thủy Tiên đã được tổ chức phụ nữ Liên hiệp quốc trao tặng danh hiệu nữ lãnh đạo thực thi cam kết quyền bình đẳng, Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, cùng nhiều danh hiệu khác.
 
Diễn đàn Tri thức Thế giới do Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc và  Tập đoàn Truyền thông Maekung tổ chức, đây là tổ chức liên chính phủ được ủy quyền thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và Hàn Quốc. Diễn đàn Tri thức Thế giới được tổ chức hằng năm với các diễn giả là các chuyên gia từ các trường đại học, các  doanh nhân và chính khách nổi tiếng như: Bill Gates, Jack Ma, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair…