Cơn khát hàng hiệu xa xỉ như Bulgari, Cartier, Rolex, Omega vì giới giàu Nga đổ xô mua sắm để "giữ của"

Little Scarlet

Trong bối cảnh đồng Ruble mất giá do các lệnh trừng phạt của phương Tây trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, thị trường chứng khoán Nga vẫn đóng cửa, giới giàu Nga đổ xô mua trang sức, đồng hồ như một cách để bào toàn tài sản.

Cũng như vàng, công cụ được sử dụng để cất trữ giá trị và phòng trừ lạm phát, đồng hồ xa xỉ và trang sức giữ được giá, thậm chí tăng giá trong biến động kinh tế gây ra bởi chiến tranh và xung đột.

Những loại đồng hồ được ưa chuộng có thể sang tay trên thị trường thứ cấp với giá cao gấp 3-4 lần giá bán lẻ. "Đúng là các thương hiệu xa xỉ có thể quyết định không phục vụ thị trường Nga nữa. Tuy nhiên, họ có thể chịu thiệt hại", Luca Solca – nhà phân tích tại Bernstein cho biết.

con-khat-hang-hieu-xa-xi-nhu-bulgari-cartier-rolex-omega-vi-gioi-giau-nga-do-xo-mua-sam-1646472849.png
Ô trưng bày sản phẩm của Bvgari tại thủ đô Nga. Ảnh: Andrey Rudakov/Bloomberg

Các hãng trang sức và đồng hồ xa xỉ có thể sớm gặp vấn đề về nguồn cung vì Nga đã đóng cửa không phận với các nước EU. Các công ty logistics lớn nhất châu Âu cũng đã ngừng vận chuyển hàng đến Nga. Burberry Group cho biết đã dừng giao hàng sang Nga để chờ thêm thông tin.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Jean-Christophe Babin, CEO Bulgari (thương hiệu thuộc sở hữu của LVMH) cho biết doanh số các cửa hàng tại Nga của hãng trang sức Ý đã tăng mạnh trong vài ngày qua. “"Trong ngắn hạn, việc này có lẽ sẽ kéo hoạt động kinh doanh của chúng tôi lên cao", ông nói. Ông mô tả trang sức của Bulgari là "khoản đầu tư an toàn".

"Rất khó nói việc này sẽ kéo dài bao lâu. Vì nếu Nga bị loại hoàn toàn khỏi SWIFT, việc xuất khẩu hàng vào Nga sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể", ông cho biết.

Bulgari SpA Chief Executive Officer Jean-Christophe Babin Interview

Ông Jean-Christophe Babin, CEO Bulgari tại văn phòng Roma hôm 1/3. Alessia Pierdomenico/Bloomberg

Kể cả khi các thương hiệu tiêu dùng như Apple, Nike và đại gia năng lượng BP, Shell, Exxon Mobil thông báo rút khỏi Nga, các thương hiệu xa xỉ lớn nhất châu Âu, Cartier của Richemont và đơn vị sở hữu thương hiệu đồng hồ Omega, Swatch Group vẫn tiếp tục hoạt động.

"Chúng tôi ở đây vì khách hàng Nga, chứ không vì mục đích chính trị", CEO Bulgari, "Chúng tôi hoạt động tại rất nhiều quốc gia đang trải qua bất ổn và căng thẳng".

CEO Bulgari thì cho biết có thể sẽ tăng giá ở Nga. "Nếu đồng ruble mất nửa giá trị, chúng tôi vẫn phải thanh toán các chi phí bằng euro mà. Chúng tôi không thể mất tiền được, nên sẽ phải điều chỉnh giá", ông nói.

Bulgari thì dự định vẫn mở cửa hàng và tiếp tục kế hoạch mở khách sạn mới ở Moskva. Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng kéo dài vài tháng, "nguồn cung sẽ là vấn đề khó khăn", Babin cho biết.

Doanh số bán hàng tại Nga và bán cho người Nga ở nước ngoài đóng góp chưa đầy 2% tổng doanh thu cho LVMH và Swatch Group. Còn với Richemont, con số này là gần 3%, theo một báo cáo tuần này của Morgan Stanley.

Việc này một phần do chênh lệch thu nhập tại Nga. Trừ số lượng nhỏ tỷ phú, người dân Moskva có thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 113.000 ruble (1.350 USD). Con số này tại các vùng nông thôn thấp hơn nhiều.

Sức ép lên các thương hiệu lớn đang tăng. Business of Fashion thúc giục các hãng bán lẻ đóng cửa hàng tại Nga và không giao hàng mua online. Imran Amed - chủ biên tạp chí này nói rằng dù động thái "chỉ mang tính biểu tượng", nó vẫn thể hiện "cam kết về đạo đức".

Đến nay, phản ứng của các thương hiệu vẫn khá im ắng. Balenciaga gỡ bỏ các thông tin về thời trang trên Instagram của họ chỉ vài ngày trước show diễn ở Paris. Trang mạng xã hội của họ chỉ còn hình cờ Ukraine và lời kêu gọi đóng góp cho Chương trình Lương thực Thế giới. LVMH cho biết đã gửi 5 triệu euro (5,6 triệu USD) cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế để hỗ trợ các nạn nhân của chiến dịch quân sự. LVMH cũng hỗ trợ tài chính cho 150 nhân viên của họ ở Ukraine.

Theo Bloomberg