Cuộc sống trên tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất nước Mỹ: Ăn tôm hùm đắt đỏ, nghiêm cấm rượu bia và chuyện chăn gối

Thủy thủ Mỹ hé lộ cuộc sống bên trong tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất nước Mỹ: Không gian nhỏ hẹp, ăn tối với tôm hùm nhưng bị cấm rượu bia và tình dục.
Sống trên tàu ngầm hạt nhân xịn nhất của Mỹ: Ăn tôm hùm, cấm rượu bia và tình dục - Ảnh 1.

Thuyền trưởng Jeffrey Cornielle của tàu USS Minnesota tại căn cứ Hải quân HMAS Stirling, Tây Úc - Ảnh: REUTERS.

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ thăm căn cứ Úc giữa lúc căng thẳng leo thang

Theo The Guardian, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Úc trở nên căng thẳng do các cuộc tập trận quân sự gần đây, tàu ngầm hạt nhân USS Minnesota của Hải quân Mỹ đã âm thầm cập cảng căn cứ HMAS Stirling, cách Perth khoảng một giờ di chuyển.

USS Minnesota, thuộc lớp Virginia, là một trong những tàu ngầm tấn công tối tân nhất của Mỹ. Với chiều dài 115 mét, khả năng lặn sâu 240 mét và tốc độ tối đa 46 km/h, đây là một trong những vũ khí chiến lược quan trọng của Washington. Đặc biệt, đây là lần thứ bảy một tàu ngầm Mỹ xuất hiện tại căn cứ này kể từ khi thỏa thuận AUKUS được ký kết vào tháng 9/2021.

9efd8a87-f2d3-4688-b5aa-ea39a9738ac9-1742918838.jfif

 

Công nghệ đột phá trên tàu ngầm

Khác biệt với thiết kế truyền thống, USS Minnesota được trang bị hệ thống điều khiển hiện đại sử dụng cần điều khiển tương tự Xbox, thay thế cho kính tiềm vọng cổ điển. Kết hợp với công nghệ cáp quang tiên tiến – tương tự hệ thống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) – hệ thống này có khả năng truyền tải hình ảnh độ phân giải cao, giúp thủy thủ đoàn quan sát rõ nét bầu trời, mặt biển và các mối đe dọa tiềm tàng.

Sự xuất hiện của USS Minnesota không chỉ thể hiện sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa Mỹ và Úc, mà còn là một thông điệp rõ ràng trong bối cảnh địa chính trị đang ngày càng phức tạp.

Ẩn sâu trong lòng tàu ngầm, 23 quả ngư lôi MK48 luôn trong tư thế sẵn sàng phóng bất cứ lúc nào.

Theo chia sẻ của thuyền trưởng Jeffrey Cornielle, chỉ huy tàu USS Minnesota, việc nạp vũ khí là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của sáu thuỷ thủ để vận hành hệ thống thủy lực, đưa từng quả ngư lôi vào vị trí tác chiến.

Khác với các tàu ngầm diesel-điện thông thường (như của Úc), tàu ngầm hạt nhân như USS Minnesota không cần phải nổi lên mặt nước để tiếp nhiên liệu. Nhờ ưu thế này, nó có thể hoạt động liên tục dưới biển sâu trong khoảng 30 ngày, chỉ cần quay về cảng khi cần bổ sung thực phẩm tươi sống cho thủy thủ đoàn.

Cuộc sống khắc nghiệt dưới lòng đại dương

5500-17406618303431083095883-1742918660.webp

Sĩ quan Hải quân Mỹ Devin Simpson bên cạnh ngư lôi MK48 - Ảnh: REUTERS

 

Bên trong con tàu, không gian sống vô cùng hạn chế. Với chiều dài chỉ 115 mét và thủy thủ đoàn lên đến 140 người, sự riêng tư gần như là điều xa xỉ khi từng góc nhỏ đều được tận dụng tối đa.

Những hành lang chật hẹp nối liền các khoang ngủ nhỏ bé, nơi nhiều thủy thủ phải nghỉ ngơi ngay cạnh thân tàu, bên cạnh 23 quả ngư lôi luôn trong trạng thái sẵn sàng phóng đi bất cứ lúc nào.

Dù thực đơn trên tàu nghe có vẻ hấp dẫn với các món như bò bít tết hay tôm hùm, nhưng cuộc sống dưới lòng đại dương lại không hề dễ chịu. Kỷ luật là điều tối thượng, và các thủy thủ phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt: rượu bia và quan hệ tình dục hoàn toàn bị cấm.

Nhịp sống trên tàu diễn ra theo một lịch trình nghiêm ngặt. Mỗi người đều có nhiệm vụ cụ thể và phải làm việc liên tục 18 tiếng mỗi ngày. Ngay cả việc tắm rửa cũng bị giới hạn tối đa, khi mỗi người chỉ có đúng 30 giây dưới làn nước.

Một điều đặc biệt là trong vô số thiết bị hiện đại trên tàu, thứ quan trọng nhất lại không phải là vũ khí, mà là chiếc máy sấy quần áo cỡ công nghiệp hoạt động suốt ngày đêm. Một thủy thủ từng đùa rằng: "Nếu nó ngừng hoạt động, đó mới thực sự là thảm họa."

Dù môi trường sống khắc nghiệt, tinh thần đồng đội trên tàu luôn bền chặt. Phó chỉ huy Tommy Plummer, người đã dành hai trong ba năm qua dưới lòng đại dương, chia sẻ rằng sự gắn kết giữa các thủy thủ tàu ngầm là điều khó có thể diễn tả.

"Chúng tôi như một gia đình, nơi bạn sẽ biết về nhau những điều mà có lẽ chẳng bao giờ cần biết," ông Plummer nói. Thậm chí, ông còn hài hước cho rằng việc sống và làm việc 18 tiếng mỗi ngày trên tàu dường như dễ dàng hơn so với việc vợ ông ở nhà một mình chăm sóc ba đứa con nhỏ.