Những doanh nhân quyền lực người Việt sinh năm Nhâm Dần 1962

Minh Lâm

Họ đều sinh năm 1962, tạo được dấu ấn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực mình tham gia.

doanh-nhan-tuoi-nham-dan-1962-1643484296.png

1. Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai

Đoàn Nguyên Đức nổi tiếng thường được giới truyền thông gọi là "bầu" Đức. Từ năm 2001, ông bỏ ra mỗi năm hơn 10 tỷ đồng đầu tư cho bóng đá, thành lập Học viện bóng đá  Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG đào tạo bóng đá trẻ.

Ông nổi tiếng trong làng bóng đá và đồng thời cũng là một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh - Gia Lai. 

doan-nguyen-duc-doanh-nhan-bau-clb-1643483184.jpeg

Bản thân ông Đức cũng là một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam. Năm 2008 và 2009, ông Đức liên tiếp xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Năm 2012, ông xếp ở vị trí thứ hai sau ông Phạm Nhật Vượng với tổng tài sản 5.600 tỷ đồng.

Ông Đoàn Nguyên Đức đang sở hữu gần 320 triệu cổ phiếu HAG có trị giá gần 4,9 nghìn tỷ đồng và lọt trở lại vào top 40 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

Sau thập kỷ tập trung vào mảng nông nghiệp và dứt bỏ gần như hoàn toàn bất động sản, doanh nghiệp của Bầu Đức bắt đầu hồi phục và gặt hái những thành công. Nợ giảm mạnh, cơ tái chính đẹp hơn sau khi bán cổ phần HAGL Agrico, nhường cho Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương lèo lái.

Cho tới thời điểm hiện tại, HAGL và HAGL Agrico đã hoàn toàn tách bạch. Phần lớn quỹ đất do HAGL Agrico sở hữu nhưng điều quan trọng với HAGL hiện tại, theo Bầu Đức, là có diện tích vừa phải, đất tốt và có thể sinh lợi.

Mặc dù không theo bất động sản là sai, nhưng Bầu Đức cho rằng nông nghiệp đang có hướng đi tốt. Lĩnh vực này phát triển mạnh ngay cả khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.

2. Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài gòn - Hà Nội (SHB)

Gần 30 năm lăn lộn trên thương trường, bầu Hiển vẫn luôn là điều bí ẩn với giới truyền thông khi ông tuân thủ gần như tuyệt đối nguyên tắc “nói ít, làm nhiều”. 

Sinh năm 1962 tại Hà Nội, ông Đỗ Quang Hiển là Kỹ sư Vật lý vô tuyến. Sau nhiều công việc liên quan đến kỹ sư, ông chuyển sang Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia, làm ở đây đến năm 31 tuổi rồi trở thành Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, một công ty hoạt động đa ngành, từ tài chính, bất động sản, thể thao, tài chính tới công nghiệp.

ong-do-quang-hien-chu-tich-hdqt-ngan-hang-sai-gon-ha-noi-shb-1643483184.jpeg

Ngoài cương vị là Chủ tịch T&T và SHB, ông Hiển còn là Chủ tịch HĐQT của rất nhiều công ty khác như Chứng khoán Sài gòn Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn Hà Nội (SHF), Thủy sản Bình An (Bianfishco), Bảo hiểm SHB - Vinacomin (SVIC), Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp SHB, Khai thác chế biến khoáng sản T&T Hà Giang.

Những đóng góp âm thầm cho nền bóng đá Việt trong suốt hàng chục năm qua đến thời điểm này đã thật sự được ghi nhận khi những “con cưng” của vị doanh nhân Hà Nội như Quang Hải, Văn Hậu, Duy Mạnh, Hùng Dũng... liên tục là trụ cột các đội tuyển giành những thành tích chưa từng có cho bóng đá nước nhà. Bởi vậy, nhiều người nói không có bầu Hiển, không có thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam hôm nay.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta đến nay, dưới sự chỉ đạo của ông Đỗ Quang Hiển, Tập đoàn T&T Group, Ngân hàng SHB và các đơn vị trong hệ sinh thái luôn đi đầu, tích cực đồng hành, ủng hộ, đóng góp sức mình cho cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19

3. Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT SSI

Ông Nguyễn Duy Hưng sinh năm 1962 tại Thanh Hóa, là doanh nhân nổi tiếng trong giới đầu tư, tài chính và SSI hiện là công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam.

Ông là con cả trong gia đình có 4 anh, chị em. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Hưng học đại học Tổng hợp TP.HCM. Những năm 1980, vừa đi học ông Hưng vừa bán hàng mỹ nghệ kiếm tiền. Ra trường, ông làm thư ký riêng cho Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhờ khả năng tiếng Đức.

doanh-nhan-nguyen-duy-hung-ssi-1643483184.jpeg

Năm 1993, ông Hưng cùng một số người bạn lập ra PAN Pacific với số vốn vài chục triệu đồng, chuyên tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài với hai thương vụ nổi tiếng là khách sạn Metropole và liên doanh nhà máy ô tô Hòa Bình.

 Năm 1999, ông Hưng sang Thái Lan học về đầu tư, ông về nước lập ra chứng khoán SSI. SSI hiện là công ty chứng khoán có quy mô lớn nhất thị trường với vốn điều lệ trên 6.029 tỷ đồng.

Ông là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN). Ông cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư NDH (NDHINVEST) và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM).

Cho đến nay, SSI đã kiểm soát gần 1/5 ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Năm 2018, ông Hưng nắm giữ khối tài sản lên tới 2.531 tỷ đồng nhờ sở hữu nhiều triệu cổ phiếu từ các công ty, tập đoàn lớn do ông làm chủ.

4. Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam

Bà Hà Thu Thanh được mệnh danh là “nữ tướng ngành kiểm toán”, sinh năm 1962 tại Hà Nội, tốt nghiệp đại học Tài chính – Kế toán ( nay là Học viện Tài chính Hà Nội). Sau khi ra trường, bà Thanh được phân công về thẳng Bộ tài chính công tác rồi điều chuyển sang làm việc tại Công ty Kiểm toán Việt Nam, lần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam.

ha-thu-thanh-chu-tich-deloitte-viet-nam-1643483184.jpeg

Không nhiều người biết, nữ tướng Hà Thị Thu Thanh chính là người Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán được cử sang Mỹ du học. Đó là những ngày tháng, mà theo lời bà chia sẻ, là một hành trình “đầy nước mắt”, vì nhớ nhà, nhớ con và chưa thể hòa nhập với văn hóa và phong cách làm việc của người Mỹ, nhưng lại góp phần quan trọng làm nên một Hà Thị Thu Thanh đầy bản lĩnh, giỏi giang và quyết đoán ngày nay.

Hơn 31 năm công tác, 23 năm làm nghề kiểm toán, 16 năm ở vị trí lãnh đạo cấp cao (CEO) của một công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu Việt Nam. Deloitte Việt Nam cho đến nay đã là công ty tư vấn và kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á.