Thấy gì từ lớp dạy phụ nữ 'săn đại gia' ở Trung Quốc?

Mai Đức Bình

Các trường học đào tạo quý cô thượng lưu nở rộ tại Trung Quốc, giúp học viên đạt mục đích xây dựng hình ảnh cá nhân sang chảnh, lấy chồng giàu hoặc gia nhập ngành giải trí.

Diệp Kha bị nghi ngờ xuất thân từ trường đào tạo quý cô thượng lưu. Ảnh: Weibo/Ye Ke.

Mối tình của diễn viên Trung Quốc Huỳnh Hiểu Minh và bạn gái mới Diệp Kha bất ngờ trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội Trung Quốc. Sau khi ly hôn diễn viên, người mẫu Angelababy hơn một năm, Huỳnh Hiểu Minh chính thức xác nhận mối quan hệ với người yêu mới.

Đáng chú ý, Diệp Kha được cho là xuất thân từ trường đào tạo phụ nữ thượng lưu, hay còn gọi là lớp học "săn đại gia", mở ra bức tranh toàn cảnh về xã hội coi trọng hình ảnh, khao khát danh vọng ở Trung Quốc.

Không chỉ Diệp Kha, nhiều cô gái ở xứ tỷ dân cũng đăng ký những khóa học tương tự với nguyện vọng trở thành quý cô sang trọng, từ đó mở ra cơ hội gặp gỡ các đối tượng tình cảm trong giới thượng lưu, theo Jing Daily.

gioi thuong luu Trung Quoc,  loi song Trung Quoc, lop day san dai gia,  Huynh Hieu Minh,  Diep Kha,  hot girl Trung Quoc anh 1gioi thuong luu Trung Quoc,  loi song Trung Quoc, lop day san dai gia,  Huynh Hieu Minh,  Diep Kha,  hot girl Trung Quoc anh 2
gioi thuong luu Trung Quoc,  loi song Trung Quoc, lop day san dai gia,  Huynh Hieu Minh,  Diep Kha,  hot girl Trung Quoc anh 3

Những khoá học đào tạo quý cô thượng lưu nở rộ tại Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Weibo/Ye Ke.

Trường đào tạo quý cô thượng lưu

Mặc dù kinh doanh nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thời trang và lối sống, Diệp Kha vẫn trở thành tâm điểm tranh cãi vì bị nghi ngờ xuất thân từ trường đào tạo quý cô thượng lưu. Đây là những trường, lớp, khóa học đào tạo các kỹ năng xã hội hào nhoáng như đánh giá thương hiệu xa xỉ, cưỡi ngựa, chơi golf và chụp hình kiểu tiểu thư.

Từ môi trường này, nhiều người phụ nữ bắt đầu bước chân vào giới thượng lưu. Những học viên tốt nghiệp các chương trình trên xuất hiện với vẻ ngoài tinh tế, khoe khéo trải nghiệm xa xỉ trên trang cá nhân, thể hiện tham vọng gia nhập nhóm những người giàu nhất Trung Quốc.

Theo Guillaume Rué de Bernadac, Tổng Giám đốc điều hành của Académie de Bernadac, nơi cung cấp dịch vụ đào tạo nghi thức xã giao cho cá nhân và doanh nghiệp, những chương trình đào tạo này là chủ đề “nóng” từ 10 năm trước, trở nên phổ biến vào đầu những năm 2010 tại Trung Quốc.

Hiện nay, ngành đào tạo lối sống bắt đầu thu hút sự chú ý trở lại. Quốc gia tỷ dân chứng kiến sự bùng nổ của các công ty cung cấp dịch vụ này.

Tuy nhiên, cộng đồng mạng Trung Quốc vẫn thể hiện thái độ phán xét, chỉ trích những khóa học trên. Các chương trình này “sản xuất hàng loạt” quý cô sang chảnh, nuôi dưỡng sự hời hợt, hướng đến mục đích kết hôn với người giàu hoặc thu hút sự quan tâm trong ngành giải trí.

gioi thuong luu Trung Quoc,  loi song Trung Quoc, lop day san dai gia,  Huynh Hieu Minh,  Diep Kha,  hot girl Trung Quoc anh 4gioi thuong luu Trung Quoc,  loi song Trung Quoc, lop day san dai gia,  Huynh Hieu Minh,  Diep Kha,  hot girl Trung Quoc anh 5
gioi thuong luu Trung Quoc,  loi song Trung Quoc, lop day san dai gia,  Huynh Hieu Minh,  Diep Kha,  hot girl Trung Quoc anh 6

Lối sống hào nhoáng, coi trọng hình ảnh, khao khát danh vọng ngày càng đáng lo ngại. Ảnh minh hoạ: Weibo/Ye Ke.

Một xã hội hào nhoáng, coi trọng hình ảnh

Câu chuyện của Diệp Kha dấy lên một xu hướng đáng lo ngại tại xã hội Trung Quốc. Đó là tình trạng biến ngoại hình, phong cách sống của phụ nữ thành hàng hóa.

Những trường học này củng cố quan điểm thành công, hạnh phúc đến từ vẻ ngoài và hành vi ứng xử được đào tạo một cách bài bản, làm suy yếu cá tính của các cô gái.

Phản ứng dữ dội về các chương trình trên đến từ nỗi lo trước sự trỗi dậy của một xã hội coi trọng hình ảnh, lối sống xa xỉ, khao khát danh vọng và địa vị hào nhoáng.

Guillaume Rué de Bernadac nhận định rằng áp lực đối với phụ nữ Trung Quốc ngày càng gia tăng. Giờ đây, họ không chỉ cần trẻ trung, đẹp, dễ thương, lịch sự, tinh tế, mà còn phải khoe khoang lối sống quý tộc.

“Song, tôi không thấy phụ nữ phàn nàn về điều đó. Những cô gái tôi gặp đều háo hức, tò mò, coi đó là cách hoàn thiện bản thân. Họ quên mất rằng những tiêu chuẩn này không được áp dụng lên nam giới”, Bernadac nói.

Khi những người có sức ảnh hưởng và các nữ doanh nhân trở thành một lực lượng thu hút sự chú ý của truyền thông, ranh giới giữa thể hiện bản thân và biến mình thành hàng hóa ngày càng trở nên mờ nhạt.

Kết quả của sự chuyển biến trong xã hội này là một thế hệ phụ nữ Trung Quốc xây dựng hình ảnh trau chuốt, ứng xử như được đào tạo, mong muốn có chỗ đứng trong giới thượng lưu.