Theo báo cáo của công ty tư vấn Momentum Works (Singapore), tính đến cuối tháng 12/2024, hơn 60 thương hiệu Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới hơn 6.100 cửa hàng khắp khu vực, tăng gấp hơn ba lần so với năm 2022. Các ông lớn như Mixue, Luckin Coffee và Haidilao đang chiếm thị phần đáng kể, đồng thời tăng cường ảnh hướng văn hóa Trung Quốc đối với khu vực.

Thị trường màu mỡ
Mixue, chuỗi trà sữa lớn nhất Trung Quốc, đã nhanh chóng lan rộng sang 11 quốc gia với hơn 4.000 cửa hàng tính đến tháng 9/2023. Việt Nam và Indonesia trở thành hai đỉa bàn quan trọng, đóng góp đến 70% doanh thu của Mixue trong năm 2024. Giá cổ phiếu của Mixue cũng không ngừng leo thang, chứng tỏ niềm tin lớn từ nhà đầu tư.
Bà Lin Tan, CEO PayInOne, nhắc đến xu hướng nhượng quyền như cách thông dụng các thương hiệu Trung Quốc đang tiến vào Đông Nam Á. Với chi phí nhân sự thấp và quản lý dễ dàng, khu vực này là bước đệm hoàn hảo trước khi đặt chân lên các thị trường khác như châu Âu, Bắc Mỹ hay Nhật Bản.

Theo Momentum Works, dù quy mô thị trường Đông Nam Á chỉ bằng 17% so với Trung Quốc, nhưng độ cạnh tranh thấp hơn cùng mối trường tiêu dùng đang hồi phục nhanh chóng đã thu hút dòng vốn. Chi tiêu cho ngành F&B tại các nước Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia đã chạm ngưỡng 127 tỷ USD trong năm 2023.
Trong khi đó, tại Trung Quốc đại lục, số lượng cửa hàng F&B đóng cửa vào năm 2024 đã vượt 140.000, vượt xa con số cửa hàng mới mở ra.
Xuất khẩu văn hóa qua ẩm thực
The Straits Times nhận định việc ẩm thực Trung Quốc lan rộng tại Đông Nam Á không chỉ là bài toán kinh doanh, mà còn là chiến lược gia tăng cường ảnh hướng văn hóa.
Các món lẩu, súp cay (ma la tang) hay đồ ăn vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Tân Cương đang xuất hiện ngày càng nhiều. Western Mahua Group hy vọng mang các sản phẩm halal của mình sang nhiều nước trong khu vực, góp phần thay đổi bức tranh ẩm thực Đông Nam Á trong tương lai.