Vì sao Mỹ trở thành nơi có nhiều người siêu giàu nhất thế giới?

Ngọc Bích

Theo báo cáo tài sản toàn cầu của Credit Suisse, toàn thế giới đang có 218.200 người siêu giàu nhất thế giới, chiếm 13% nền kinh tế thế giới. Trong đó giới siêu giàu của Mỹ nhiều hơn tổng cộng số người siêu giàu của 20 nước còn lại...

gioi-sieu-giau3-1664434882.png
 

Top những nước có người siêu giàu nhất thế giới, nước Mỹ quy tụ 53% số lượng người siêu giàu...

Người siêu giàu (UHNWI - ultra-high net worth individuals) được định nghĩa là những người có tài sản ròng trên 50 triệu USD (tương đương 1.193 tỷ VND) bao gồm cả tài sản ròng mà họ đang nắm giữ và theo báo cáo tài sản toàn cầu của Credit Suisse (Ngân hàng chuyên giúp quản lý tài sản của nhiều người giàu nhất thế giới).

Toàn thế giới đang có 218.200 người đạt chuẩn, trong đó riêng nước Mỹ đã chiếm 53% số lượng người “siêu giàu” này. Những triệu phú có tài sản từ trên 100 triệu USD - dưới 500 triệu USD sẽ nằm trong nhóm tiếp theo, gọi là nhóm “siêu siêu giàu”.

Tài sản ròng trên 500 triệu USD sẽ thuộc nhóm “triệu phú cực kỳ giàu có”, hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 7.000 người. Tính tới hết năm 2021, số lượng tỷ phú đô la trên thế giới là 2.755 người, nhưng đến tháng 9/2022 thì giảm bớt 87, xuống chỉ còn 2.668 người mà thôi.

gioi-sieu-giau1-1664434881.png
Top 20 quốc gia có nhiều người siêu giàu nhất thế giới. Ảnh: visualcapitalist/ Việt hóa bởi Nam Air/tinhte.vn

Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các quốc gia có nhiều triệu phú nhất, chiếm 10% triệu phú thế giới. Theo sau là Nhật Bản (5,4%), Anh (4,6%) và Pháp (4,5%).

Tại sao Mỹ lại là quốc gia có số lượng người siêu giàu nhất thế giới nhiều nhất, chiếm tới hơn một nửa số lượng người siêu giàu toàn thế giới?

"Giấc mơ Mỹ" có phải là sự ngẫu nhiên?

gioi-sieu-giau4-1664436749.png
Nhiều nhân tài luôn bị thu hút bởi giấc mơ Mỹ. Ảnh: WSJ.

Nếu có một quốc gia đáng được thế giới học hỏi, thì đó chính là nơi sự phi thường được thiết lập, Mỹ. Môi trường tạo nhân tài và không có ví dụ nào tiêu biểu hơn nơi này.

Điểm tương đồng của các tỷ phú lừng danh như Bill Gates, Mark Zuckerberg và Elon Musk là gì? Mặc dù sinh ra ở những nơi cách nhau hàng vạn dặm, không cùng năm và điều hành các doanh nghiệp khác cạnh tranh nhau. Nhưng họ đều có một điểm chung là thành công ở trên đất nước này.

308677742-786504795925608-708440131300100691-n-1664435596.jpg
Không có sự ngẫu nhiên cho việc chọn Mỹ trong hơn 189 quốc gia làm nơi học tập & phát triển sự nghiệp...

Bill Gates sinh ra ở Seattle, người đã bỏ đại học Harvard, đồng sáng lập ra Microsoft, phát triển sản phẩm và trở thành biểu tượng của thế hệ;

Mark Zuckerberg quê ở New York - tuy khác thế hệ với Gates nhưng cũng thành người vươn lên đỉnh cao nhất khi thành lập MXH Facebook;

Elon Musk, có lẽ là trường hợp nổi tiếng nhất, ông sinh ra với người cha Nam Phi và người mẹ Canada và thừa hưởng tính thông minh của cả hai. Ông ta như những cá nhân ưu tiên trên đã bộc lộ năng khiếu khoa học khi mới 12 tuổi mà đã lập trình được trò chơi máy tính. Hành trình đến Mỹ của ông ta khác một chút, đó là thay vì đi thẳng thì lại quay lại Canada học rồi chuyển sang Mỹ.

Quốc gia nào cũng có thể đào tạo nhân lực nhưng chỉ Mỹ mới sinh ra Gates và Zuckerberg. Musk cũng tương tự, trong 195 quốc gia trên thế giới, ông chủ Tesla lại chọn nơi này để học tập rồi thành danh.

Chẳng có gì là ngẫu nhiên. Tất cả đều là kết quả của một hệ thống giáo dục khai phóng, chế độ nhân tài và quy mô kinh tế. Nếu vào thế kỷ thứ nhất, mọi sự kỳ diệu đều xảy ra ở La Mã thì Mỹ chính là phiên bản tương tự của thế kỷ hai mươi và trở đi.

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG | Mỹ không phải là nơi tạo ra khái niệm giáo dục hay khai phóng nhưng là nơi thành công nhất. Mỹ cho rằng giáo dục nên bắt đầu với tư duy độc lập, nơi học viên được quyền suy nghĩ ngoài khuôn khổ giảng dạy và khuyến khích tìm hiểu riêng.

top-university-1664437525.jpg
Top các trường đại học hàng đầu ở Mỹ. Ảnh: Y-axis

 

Xét về số lượng cơ sở đào tạo thì đây là cỗ máy khổng lồ với hơn 4,000 trường cấp bằng cử nhân. Đó chưa tính hàng ngàn cao đẳng cộng đồng và trung tâm độc lập. 

 

Tất cả đua nhau thúc đẩy trí tuệ và sản sinh ra nguồn nhân lực cho nền kinh tế tương lai. Trong bảng xếp hạng top 20 trường hàng đầu, riêng Mỹ thôi đã chiếm hơn phân nửa. Đó là vì sao hơn một triệu du học sinh từ khắp nơi đến đây để trở thành một phần của hệ thống này. Nổi tiếng nhất là ba nhân vật trên.

CHẾ ĐỘ NHÂN TÀI | Nước Mỹ rất cạnh tranh và chính điều đó khiến nơi này trở nên hấp dẫn. Vì bạn không bị đánh giá dựa trên màu da, quốc tịch hay việc bạn nói tiếng Anh với một “accent” nào đó. Nếu bạn có tài năng, nó sẽ được công nhận vì là tài sản quý giá nhất của một cá nhân.

gioi-sieu-giau2-1664434882.png
 

Là một quốc gia đa chủng tộc - Hoa Kỳ cũng là nơi có số lượng CEO gốc ngoại nhiều nhất thế giới. Nếu những Nadella, Pichai và Musk chọn đến một nơi khác thì có lẽ kết quả sẽ không như bây giờ. Họ chỉ có thể thành danh ở Mỹ vì nơi này đề cao năng lực và tài năng trên hết.

QUY MÔ KINH TẾ | Mỹ không chỉ là một quốc gia bình thường mà còn là đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu. Với tổng quy mô hơn $21 ngàn tỷ và thị trường chứng khoán có tổng vốn hóa hơn $49 ngàn tỷ, đây là trung tâm của thế giới. 

309288653-2983915351900967-6152927224145869508-n-1664435596.jpg
 

Mỹ luôn rộng mở và chào đón tất cả từ khắp nơi. Nếu bạn muốn viết lên những câu chuyện gần như thần tiên cho cuộc đời thì đây chính là nơi cần đến. Tài năng có thể là yếu tố tự nhiên nhưng chỉ trong môi trường phù hợp thì mới được biến thành hiện thực. Đó có lẽ là bài học đáng giá nhất của Mỹ.