30 tuổi còn giữ 6 thói quen tiêu xài này, lương cao đến mấy cũng khó mà giàu nổi

Hào Nguyễn

Những sai lầm về tiền bạc ở tuổi 30 là điều khó tránh khỏi. Nhưng bạn càng sớm tìm ra cách quản lý tài chính của mình, bạn sẽ càng nhanh chóng đến với sự giàu có.

Tâm lý chỉ tham gia đầu tư khi có nhiều vốn.

Thời gian là yếu tố quan trọng nhất trong đầu tư, đặc biệt khi bạn muốn tận dụng sức mạnh của lãi suất kép. Ví dụ, nếu bạn đầu tư 1 triệu đồng mỗi tháng với lãi suất kép 10%/năm, sau 20 năm, bạn sẽ có hơn 500 triệu đồng.

Trái với quan niệm của nhiều người, bạn không cần phải là một chuyên gia tài chính cá nhân hoặc kiếm được một khoản tiền rất lớn nhưng bạn có thể bắt đầu đầu tư.

Ngay cả khi bạn không thể đầu tư nhiều tiền, hãy thiết lập thói quen tốt cho mình là để dành một khoản tiền nhất định mỗi tháng. Bất cứ khi nào bạn được tăng lương hoặc nhận được khoản thưởng, thay vì nghĩ xem sẽ tiêu thế nào, hãy để dành cho tương lai để đảm bảo an ninh tài chính và thực hiện ước mơ của bạn.

348e7db55e7ff621af6e-1703239585.jpg

Thu nhập bao nhiêu chi tiêu bấy nhiêu.

Nếu bạn đang chi tiêu ngang bằng hoặc vượt quá số tiền bạn kiếm được là bạn đang chi tiêu không hợp lý, không dư dả. Thói quen này có thể khiến bạn mắc nợ thẻ tín dụng và khó có thể tiết kiệm cho tương lai.

Lời khuyên dành cho bạn ở đây là hãy sống tiết kiệm hơn, chi tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được. Tiết kiệm giúp bạn có quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp, đầu tư cho tương lai và đạt được mục tiêu tài chính. Bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu, cắt giảm chi tiêu không cần thiết, tìm kiếm nguồn thu nhập thêm để tiết kiệm hiệu quả hơn.

65c1eefccd3665683c27-1703239585.jpg

Chưa xác định mục tiêu tiết kiệm.

Tiền không tự dưng sinh ra, nếu bạn muốn tiết kiệm được nhiều tiền hơn, thì bạn phải có mục tiêu rõ ràng và sau đó đặt ra một kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu đó.

Đầu tiên, hãy xác định chính xác những khoản mua sắm lớn mà bạn hy vọng có trong tương lai như mua nhà, mua ô tô, du học, hoặc tổ chức đám cưới.

Sau đó là xác định số tiền cần tiết kiệm cho từng khoản đó và thời gian tiết kiệm cụ thể.

Cuối cùng hãy đơn giản là thiết lập chuyển khoản tự động định kỳ đều đặn từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm để đảm bảo bạn duy trì số tiền tiết kiệm của mình.

Một thay đổi nhỏ này sẽ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn, không còn phải suy nghĩ về việc sẽ tiết kiệm bao nhiêu và giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình nhanh hơn.

6a68eb55c89f60c1398e-1703239585.jpg

Tiền như nước chảy, không biết đi đâu về đâu.

Theo dõi chi tiêu là chìa khóa giúp bạn có được tình hình tài chính lành mạnh hơn.

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ về nơi bạn tiêu tiền và nơi bạn có thể cắt giảm như chi tiêu cho những thứ không cần thiết, giải trí, ăn uống bên ngoài, v.v.

Đừng chỉ dừng lại ở đó, hãy lập kế hoạch cho số tiền tiết kiệm như gửi vào tài khoản hưu trí, tài khoản tiết kiệm khác hoặc đầu tư để số tiền này có thể tăng dần theo thời gian.

Việc theo dõi chi tiêu và lập kế hoạch cho số tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu tài chính và có được cuộc sống an nhàn, thoải mái.

212abe179ddd35836ccc-1703239585.jpg

Đừng bỏ qua bảo hiểm.

Nhiều người trẻ thường nghĩ rằng đau ốm là điều còn rất xa với mình và bằng cách bỏ qua bảo hiểm, họ có thể tiết kiệm một khoản không nhỏ mỗi năm. Nhưng nhớ rằng ngay cả một tai nạn nhỏ như va chạm giao thông, ngã xe, v.v. cũng có thể xóa sạch tiền tiết kiệm của bạn.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng, so sánh các sản phẩm bảo hiểm từ nhiều công ty khác nhau, đọc kỹ các chính sách và đặt ra hỏi câu còn mơ hồ để tìm ra loại bảo hiểm phù hợp nhất với bản thân.

Bảo hiểm là một khoản đầu tư quan trọng giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những rủi ro tài chính không lường trước được. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp để an tâm tận hưởng cuộc sống.

c6a79b96b85c1002494d-1703239585.jpg

Cố thể hiện bản thân không thua kém bạn bè

Sống theo tiêu chuẩn của bạn bè hay đồng nghiệp là điều dễ dàng xảy ra, nhưng bạn không cần phải quá lo lắng vì thực tế bạn không đơn độc.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi CPA Hoa Kỳ cho thấy 78% những người từ 25 đến 34 tuổi nhìn vào thói quen tài chính của bạn bè để quyết định tài chính của mình.

Lựa chọn ăn uống, trang phục và mua sắm dựa trên thói quen chi tiêu của bạn bè có thể ảnh hưởng đến ngân sách của bạn vì bạn của bạn có thể mua chiếc điện thoại đời mới nhất, chi trả cho các chuyến du lịch xa xỉ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cũng có thể làm như vậy.

Hãy nhớ rằng, bạn là một cá thể độc lập với khả năng tài chính riêng. Hãy sống đúng với khả năng của bản thân và đừng cố gắng chạy theo tiêu chuẩn của người khác.

ffb6a387804d2813715c-1703239585.jpg